T.S Lê Văn Tri cùng con trai là PGS.TS Lê Anh Vinh trong chương trình "Bài ca kết đoàn" kỷ niệm 50 năm thực hiện theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
Nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm Quốc khánh 2-9, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện cầu truyền hình trực tiếp "Bài ca kết đoàn" tại 4 điểm cầu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Quốc học Huế (Thừa Thiên - Huế) và Khu di tích Kim Liên (Nghệ An), là những địa danh gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với sự tham gia của các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước cùng với hơn 350 nghệ sĩ, diễn viên, "Bài ca kết đoàn" là chương trình giao lưu - văn hoá - nghệ thuật đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm xúc, để thấm thía hơn những lời dặn dò của Bác trước khi đi xa; Đoàn kết để thống nhất đất nước, đoàn kết để phát triển đất nước, trong sạch để giữ khối đại đoàn kết.
Theo mạch câu chuyện, tại điểm cầu Hà Nội, khán giả cả nước đã được giao lưu với gia đình PGS.TS Lê Anh Vinh, người nhận bằng tiến sĩ của Đại học Harvard khi mới 27 tuổi, là một trong những minh chứng về thế hệ nhân tài được bồi đắp như lời Bác dặn.
Cha của anh là TS. Lê Văn Tri - 1 học sinh được cử sang Liên Xô cũ học năm 1969- đúng vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trở về Việt Nam, TS. Lê Văn Tri là một nhà khoa học với 21 công trình nghiên cứu về công nghệ sinh học và nông nghiệp. Ông cho biết: “Khi nghe tin Bác mất, du học sinh Việt Nam ở Nga vừa thương tiếc Bác khôn nguôi, vừa tự hứa sẽ học thật giỏi để trở về cống hiến cho quê hương”.
TS. Lê Văn Tri và PGS.TS Lê Anh Vinh giao lưu tại điểm cầu Hà Nội.
Khi được hỏi tại sao lại trở về Việt Nam khi mà có quá nhiều con đường mở ra trước mắt, PGS.TS Lê Anh Vinh chỉ đáp: “Thế hệ trẻ chúng tôi đã được hưởng những thành quả từ sự hy sinh của thế hệ cha ông đi trước. Tôi nghĩ rằng, chúng tôi không thể phải chỉ lo cho bản thân, cho gia đình mà phải hướng đến sự phát triển của đất nước”.
Theo Thu Hằng, báo Tuyengiao.vn.
Nhớ lại sau 50 năm đã qua T.S Lê Văn Tri đã viết bài thơ “Tôi Nhớ”
Hà Nội, ngày 4/9/2019
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924693
Đang online: 2