Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON
Tên công nghệ, sản phẩm:
Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON
Tác giả: Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON
Tổ chức KH&CN
Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON
Lĩnh vực: Lĩnh vực trồng trọt
Mô tả sản phẩm/qui trình công nghệ và khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
1. Mô tả tóm tắt công nghệ
Từ giống gốc đã được phân lập và tuyển chọn trong phòng thí nghiệm sau đó nhân giống tạo ra chế phẩm vi sinh vật hữu ích và chế phẩm vi sinh vật phân giải xelluloza. Chế phẩm vi sing vật phân giải xelluloza được cấy vào nguyên liệu hữu cơ để lên men nguyên liệu hữu (CP1) cơ tạo ra phân nền hữu cơ sau đó được bổ sung vi lượng, axit hữu cơ, và axit hữu cơ tạo ra phân nền hữu cơ, vi giai đoạn này được cấy hỗn hợp các vi sinh vật hữu ích (CP¬¬2¬), trộn đều tạo thành phân nền hữu cơ vi sinh. Bổ sung NPK phù hợp cho từng loại cây trồng sau đó trộn đều tạo thành phân phức hợp hữu cơ, lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng bao từ 10 - 25 - 50kg
Quy trình sản xuất phân bón PHHCVS Fitohoocmon:
2. Xuất xứ, tính khoa học và pháp lý của công nghệ
Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON được hình thành từ các đề tài:
+ “Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây mía từ phế thải và phụ phẩm của sản xuất mía đường”. Thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước “Phát triển Công nghệ sinh học” KC.04. Đã nghiệm thu đạt 38,5/40 điểm.
+ Ứng dụng công nghệ FITOHOOCMON để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn vỏ cây và phế thải của nguyên liệu làm giấy để bón cho cây nguyên liệu giấy”. Đề tài do UBND tỉnh Phú Thọ quản lí năm 2006 - 2008, đã nghiệm thu đạt loại Khá.
+ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ FITOHOOCMON để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải hữu cơ và phân thải chăn nuôi tại Hải Dương”. Thuộc Chương trình KHCN năm 2006 của tỉnh Hải Dương. Đã nghiệm thu đạt loại Khá.
+ “Xử lý môi trường phân thải của các trang trại chăn nuôi tập trung tại Hà Tây để sản xuất phân bón vi sinh”. Đề tài của UBND thành phố Hà Nội năm 2008 – 2009, đã nghiệm thu đạt loại Khá.
Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích sô HI-0201 ngày 15/06/1998. Tác giả: TS. Lê Văn Tri – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON.
Được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen về sáng tạo trong KHCN năm 2008.
Cúp vàng – Giải nhất giải thưởng sáng tạo KHCN-VIFOTECH năm 2006.
Huy chương bạc – Triển lãm sáng tạo Quốc tế lần thứ 4 tại Seoul – Hàn Quốc.
Cúp vàng hội chợ công nghệ Techmart năm 2003, 2005.
3. Sản phẩm của công nghệ
Phân PHHCVS Fitohoocmon nằm trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở
Việt Nam”. Bao gồm các sản phẩm sau:
Phân bón FITO, N-P-K: 3-2-2
Phân bón FITO, N-P-K: 1-2-1
Phân bón FITO, N-P-K: 5-1-5
Phân bón FITO, N-P-K: 5-2-3
Phân bón FITO, N-P-K: 2-3-2
Phân bón FITO, N-P-K: 11-1-8
Phân bón FITO, N-P-K: 7-3,5-7
Phân bón FITO, N-P-K: 6,5-4-7
Phân bón FITO bón lót, HC: 15%
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 9-3-6
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 6-2-4
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 5-2-3
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 4-2-3
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 2-3-2
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 7-3,5-7
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 6,5-4-7
Phân bón FITO-LAM SƠN, bón lót HC: 15%
Phân bón FITO-CON DÊ, N-P-K: 3-3-3
Phân bón FITO-CON DÊ, N-P-K: 1-3-1
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 0-3-0
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 1-3-1
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 3-3-3
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 3-3-8
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 5-3-5
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 4-2-3
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 4-2-2
Phân bón FITO-VINACAFE, bón lót HC: 15%
4. Phương thức chuyển giao:
Kinh phí: Thỏa thuận
Quy mô : 1.000 - 50.000 tấn/năm
Chuyển giao công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON
Các điều kiện để công nghệ được áp dụng:
Nhân lực: 35, trong đó:
Kỹ sư, KTV: 10
Công nhân: 25
Năng lượng: Ðiện, Khí đốt, dầu
Nhà xưởng, đất đai: 1.000 m2
5. Các đơn vị đã được chuyển giao và áp dụng công nghệ
Trên 60 đơn vị đã nhận chuyển giao và áp dụng công nghệ trên như: Công ty CP phân bón Lam Sơn (thuộc Công ty CP mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa), Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình, Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương Tuyên Quang, Công ty mía đường Cao Bằng, Công ty cổ phần mía đường Sơn La, Công ty cao su Thanh Hóa, Công ty mía đường Sông Con - Nghệ An, Công ty cao su Hà Tĩnh, Nhà máy phân bón vi sinh - Tổng công ty 15, Công ty cà phê 15, Công ty mía đường Quảng Ngãi, Tập đoàn Trường Thành, Công ty Bình Dương – Binh Đoàn 15, Công ty cao su Eh Leo, Tập đoàn cà phê Việt Nam .v.v.
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- Công nghệ sản xuất mạ khay công nghiệp và mạ trên nền đất cứng từ mùn rơm rạ
- Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Tin cũ hơn:
- Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON
- Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
- Công nghệ sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng Fito – Humat
- Công nghệ sản xuất và ứng dụng đồng bộ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao (BIOF) và xử lý nước ao
- Công nghệ sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng
- Công nghệ sản xuất các chế phẩm Biomix - 2 dùng trong xử lý nước thải
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5917496
Đang online: 1