Tiến sĩ Lê Văn Tri sinh năm 1952 tại Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kisinhop năm 1975, ông trở về quê phục vụ đất nước và được phân công làm việc tại Trung tâm nghiên cứu vi sinh vật thuộc Viện khoa học Việt Nam. Năm 1988 ông bảo vệ luận án tiến sĩ sinh học tại Viện KH&CN Việt Nam với công trình “Nghiên cứu điều kiện sản xuất Gibberellin A3 trên môi trường xốp từ một số chủng nấm Fusarium moniliforme Sheldon và ứng dụng cho một số cây trồng ở Việt Nam”. Sau đó ông tiếp tục thực tập sau tiến sĩ tại Viện Sinh lý Thực vật Timiliazev (Moskva) và Viện Quang hợp – Thổ nhưỡng (Pusino) – Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và trở về làm việc tại Việt Nam từ đó đến nay.
Với hơn 30 năm gắn bó và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và vi sinh, ông đã khẳng định được vị thế của mình là một nhà khoa học hàng đầu. Ông đã có hơn 80 công trình khoa học và bài viết trong nước và quốc tế, viết và chủ biên 10 đầu sách, và là tác giả của 21 Bằng độc quyến sáng chế. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học - phân bón Fitohoocmon; Chủ tịch Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam với gần 30 nhãn hiệu hàng hóa cấp quốc gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học và phụ gia ngành xây dựng.
Các giải thưởng mà Tiến sĩ và các cộng sự đã được trao tặng gồm có: Huân chương Lao động hạng 3 (2014), Giải thưởng Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO 2011, 2012, 2017; Cúp vàng Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2011,2012; Bằng khen của Bộ KH&CN; Huy chương Vì sự nghiệp KH&CN (2001); Bằng khen Techmart (2003, 2005); Bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2006); 06 bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2007, 2008, 2009, 2012, 2014,2016); Giải thưởng Sáng tạo Khoa học – Công nghệ Việt Nam (Vifotec) các năm 2006, 2008, 2012, 2014, 2016...
Hiện TS. Lê Văn Tri có 21 bằng sáng chế trong lĩnh vực sinh học từ năm 1991 đến nay như: Chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ và Quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ sử dụng chế phẩm này; Chế phẩm vi sinh xử lý H2S trong nuôi trồng thủy sản, Quy trình sản xuất phân bón sinh học tổng hợp dùng để xử lý đáy ao hồ trước khi nuôi thủy sản; Quy trình sản xuất mộc nhĩ trên cơ chất bã mía; Chế phẩm dùng để xử lý nước ao nuôi thủy sản; Chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp; Chế phẩm tăng năng suất lúa… Ngày 27 tháng 10 năm 2012, Tiến sĩ Lê Văn Tri đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập là “Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực Công nghệ sinh học nhất”
Tóm tắt Lý lịch khoa học Tiến sĩ Lê Văn Tri
Nghiên cứu công nghệ sinh học: Mở lối mới cho nuôi trồng25 / 01 / 2013 - 10:31:34(HNM) - Sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch ao nuôi thủy sản, xử lý rơm rạ thành những sản phẩm có ích... là một trong số đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học đã được TS Lê Văn Tri và đồng nghiệp tại Công ty CP Công nghệ sinh học - Phân bón Fitohoocmon (Công ty CP CNSH) nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng vào thực tiễn. |
Tiến sĩ Lê Văn Tri: Nhà khoa học biến chất thải thành "vàng"12 / 01 / 2013 - 09:41:20Đó là cách gọi mà bạn bè, đồng nghiệp đã mến mộ đặt cho TS, doanh nhân khoa học Lê Văn Tri vì những cống hiến của ông cho đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học. |
Cả đời tâm huyết nghiên cứu khoa học12 / 01 / 2013 - 09:36:34Tiến sỹ Lê Văn Tri - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học - Phân bón FITOHOOCMON - BIFI, là một trong những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực sinh học nói chung và đặc biệt lĩnh vực sinh học xử lý môi trường nói riêng. |
TS Lê Văn Tri: Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê của tôi12 / 01 / 2013 - 09:30:35Là một nhà khoa học đồng thời là một doanh nhân, hơn 30 năm qua ông đã dành hết tâm sức của mình cho việc nghiên cứu, sản xuất các chế phầm sinh học và phân phức hợp hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp nước nhà và góp phần xử lý cải tạo môi trường sinh thái. |
Đưa công nghệ đến với nông thôn, miền núi12 / 01 / 2013 - 09:20:15Với 16 bằng độc quyền sáng chế, 30 nhãn hiệu hàng hóa cấp quốc gia...Công ty Công nghệ sinh học - Fitohoocmon đã và đang góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và an toàn tại Việt Nam. |
Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ12 / 01 / 2013 - 00:42:29Trước tình trạng người dân đốt rơm, rạ gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nguy hiểm cho người tham gia giao thông, TS Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Hà Nội đã nghiên cứu ra chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR để xử lý rơm, rạ sau khi thu hoạch thành phân bón hữu cơ. |
Nhà khoa học doanh nhân Lê Văn Tri - Ông "Vua" của những bằng sáng chế khoa học12 / 01 / 2013 - 00:35:01Với một niềm đam mê cháy bỏng là làm khoa học ông Lê Văn Tri đã trải qua một chặng đường dài nhiều gian nan vất vả. |
Đầu tư nghiên cứu và phát triển tài sản trí tuệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp khoa học và công nghệ12 / 01 / 2013 - 00:05:48Là doanh nghiệp được tặng giải thưởng WIPO và cúp váng sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2011, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học - Fitohoocmon - Bifi đã chứng tỏ sự chủ động, năng động trong thương trường và đặc biệt là làm tốt việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học. |
Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân bón hưu cơ06 / 12 / 2012 - 16:58:37Vài năm trở lại đây, khi người dân không còn nhu cầu sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc trong sinh hoạt ngày thì cứ vào những buổi chiều hè tháng 5, tháng 6 hoặc vào dịp tháng tháng 9, tháng 10, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, trên cánh đồng lại có nhiều cột lửa, bầu trời đầy khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người... |
Công nghệ sinh học biến rơm rạ thành... tiền21 / 11 / 2012 - 16:52:01TS Lê Văn Tri – Chủ nhiệm đề tài dùng chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân hữu cơ, nói về công nghệ giúp khắc phục tình trạng đốt rơm rạ sau mùa gặt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này. |
Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 2329 / 10 / 2012 - 16:02:24Ngày 27/10, tại Khách sạn Rex TP HCM Tổ chức kỷ lục Việt Nam – VIETKINGS đã tổ chức chương trình Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 23 năm 2012 và trao chứng nhận cho 18 đơn vị, cá nhân xác lập kỷ lục Châu Á, 42 đơn vị, cá nhân xác lập kỷ lục Việt Nam. |
Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhất27 / 10 / 2012 - 16:44:54Hiện Tiến sĩ Lê Văn Tri có 15 bằng sáng chế trong lĩnh vực sinh học từ năm 1991 đến nay như: Quy trình sản xuất mộc nhĩ trên cơ chất bã mía; Chế phẩm dùng để xử lý nước ao nuôi thủy sản; Chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp; Chế phẩm tăng năng suất lúa… |
Tiến sĩ Lê Văn Tri với chế phẩm sinh học08 / 10 / 2012 - 16:37:36Những năm đầu thập niên 1990, nhận thấy lượng bã bùn mía thải sau khi ép là rất lớn, bằng sự nhạy cảm của một nhà khoa học, đề tài "Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải, phụ phẩm mía đường" đã được Tiến sĩ Lê Văn Tri tiến hành thực hiện. Bã bùn mía đã không bị bỏ phí mà trở thành nguồn phân bón cho chính cây mía. |
"Bằng sáng tạo, chắc chắn chúng ta sẽ phát triển”16 / 05 / 2012 - 16:55:33Với 16 bằng độc quyền sáng chế và hơn 30 nhãn hiệu hàng hoá, Tiến sĩ Lê Văn Tri, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học đã vinh dự nhận giải WIPO dành cho doanh nghiệp xuất sắc nhất trong việc áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vào sản xuất và kinh doanh… |
Trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam và Giải thưởng WIPO năm 200629 / 03 / 2007 - 16:35:36Tối 28/3/2007, tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và Giải thưởng WIPO năm 2006. |
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924583
Đang online: 2