Trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam và Giải thưởng WIPO năm 2006
Tối 28/3/2007, tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và Giải thưởng WIPO năm 2006. Đây là giải thưởng thường niên do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam và các Bộ, ngành tổ chức từ năm 1995 do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) là cơ quan thường trực. Năm nay, Ban Tổ chức đã quyết định trao giải thưởng cho 38 công trình khoa học – công nghệ có giá trị kinh tế – xã hội lớn, đang được ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam.
Tới dự có Đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư; GS.Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng; GS Hoàng Văn Phong, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ và lãnh đạo các bộ, ngành và đông đảo các nhà khoa học, công nghệ trong cả nước.
Ba công trình được giải Nhất (mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và công nghệ Việt Nam, Biểu trưng vàng sáng tạo của LHHKH&KT Việt Nam và 30 triệu đồng) năm nay thuộc về các công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nâng hạ xi lanh thủy lực 400 tấn phục vụ công trình thủy điện Sơn La” do KS Lê Văn An làm Chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Tổng Công ty Cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi, Hà Nội; “Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế liệu thải phụ phẩm mía đường” do TS Lê Văn Tri làm Chủ nhiệm cùng các cộng sự thuộc Công ty cổ phần Phân bón Fitohoomon, Hà Nội và “Nghiên cứu giải pháp công nghệ để xác định tham số mỏ phục vụ đánh giá trữ lượng và thiết kế khai thác dầu khí trong đá móng nứt nẻ bằng chương trình BASROC 3.0” do TS Hoàng Văn Quý làm Chủ nhiệm và các cộng sự thuộc Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,Vũng Tàu. Bên cạnh đó, còn có 6 giải Nhì (mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và công nghệ Việt Nam, Biểu trưng vàng sáng tạo của LHHKH&KT Việt Nam và 20 triệu đồng); 14 giải Ba (mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và công nghệ Việt Nam, Biểu trưng vàng sáng tạo của LHHKH&KT Việt Nam và 15 triệu đồng) và 15 giải Khuyến khích (mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và công nghệ Việt Nam, Biểu trưng vàng sáng tạo của LHHKH&KT Việt Nam và 10 triệu đồng).
Nhân dịp này, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã trao 4 giải thưởng WIPO 2006 - dành cho các cá nhân và tập thể tại Việt Nam. Giải thưởng WIPO năm 2006 trao cho Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn là doanh nghiệp duy nhất đoạt giải vì đã ứng dụng xuất sắc hệ thống sở hữu trí tuệ vào sản xuất và kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Giải thưởng về công trình xuất sắc nhất dành cho TS. Hoàng Văn Quý và các cộng sự thuộc Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Vũng Tàu); Giải về nhà sáng tạo nữ xuất sắc nhất thuộc về BS. Vũ Thị Hòa - Trung tâm Y tế lao động ngành than, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Giải tài năng trẻ thuộc về sinh viên Lê Thùy Quyên - ĐH Dân lập Phương Đông (Hà Nội) do PGS.TS. Phạm Thị Thùy hướng dẫn.
Tại lễ trao Giải thưởng, Đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh: "Việc định hướng tổ chức các giải thưởng cho các lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng là rất đáng hoan nghênh, đồng thời, đề nghị các đồng chí quan tâm khuyến khích việc tìm tòi, sáng tạo các giải pháp khoa học, công nghệ có khả năng nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, nếu chúng ta làm được điều đó, Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam sẽ ngày càng tỏa sáng, có uy tín cao hơn, được mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và trở thành một phong trào thi đua sáng tạo rộng khắp trong cả nước".
Theo vifotec.com.vn
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- Nghiên cứu công nghệ sinh học: Mở lối mới cho nuôi trồng
- Tiến sĩ Lê Văn Tri: Nhà khoa học biến chất thải thành "vàng"
- Cả đời tâm huyết nghiên cứu khoa học
- TS Lê Văn Tri: Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê của tôi
- Đưa công nghệ đến với nông thôn, miền núi
- Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Tin cũ hơn:
- Nhà khoa học doanh nhân Lê Văn Tri - Ông "Vua" của những bằng sáng chế khoa học
- Đầu tư nghiên cứu và phát triển tài sản trí tuệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân bón hưu cơ
- Công nghệ sinh học biến rơm rạ thành... tiền
- Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 23
- Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhất
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924667
Đang online: 4