Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhất
Hiện Tiến sĩ Lê Văn Tri có 15 bằng sáng chế trong lĩnh vực sinh học từ năm 1991 đến nay như: Quy trình sản xuất mộc nhĩ trên cơ chất bã mía; Chế phẩm dùng để xử lý nước ao nuôi thủy sản; Chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp; Chế phẩm tăng năng suất lúa…
Tiến sĩ Lê Văn Tri sinh năm 1952, hiện sinh sống tại Hà Nội, là người miệt mài sáng chế rồi thành lập các doanh nghiệp khoa học để vừa làm giàu, vừa giúp ích cho xã hội. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học - phân bón Fitohoocmon; Chủ tịch Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Văn Tri
Năm 1975, sau khi tốt nghiệp ngành Vi sinh ở Đại học Tổng hợp Kisinhop (Liên Xô cũ), về nước ông Tri nhận công tác tại Phòng nghiên cứu Vi Sinh (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Năm 1988, ông bảo bệ thành công luận án tiến sĩ sinh học tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây cũng là điều kiện quan trọng để ông có những nghiên cứu và tạo ra những bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học sau này.
Về sau, ông đã cùng những người nghiên cứu khác cùng chí hướng lập doanh nghiệp nghiên cứu khoa học. Công ty ngày càng lớn mạnh, là nền tảng để việc nghiên cứu khoa học ngày càng đi vào chiều sâu
Hiện TS. Lê Văn Tri có 15 bằng sáng chế trong lĩnh vực sinh học từ năm 1991 đến nay như: Quy trình sản xuất mộc nhĩ trên cơ chất bã mía; Chế phẩm dùng để xử lý nước ao nuôi thủy sản; Chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp; Chế phẩm tăng năng suất lúa…
Ông từng nói: "Theo tôi, nhà khoa học phải không ngừng vận động, nghiên cứu để tìm tòi cái mới. Sự vận động đó không chỉ giúp phát triển trí tuệ bản thân, làm giàu cho bản thân mà còn để làm giàu cho xã hội”.
Tổ chức kỷ lục Việt Nam chính thức xác lập từ ngày 27.10.2012.
M.Châu - kyluc.vn
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- Nghiên cứu công nghệ sinh học: Mở lối mới cho nuôi trồng
- Tiến sĩ Lê Văn Tri: Nhà khoa học biến chất thải thành "vàng"
- Cả đời tâm huyết nghiên cứu khoa học
- TS Lê Văn Tri: Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê của tôi
- Đưa công nghệ đến với nông thôn, miền núi
- Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Tin cũ hơn:
- Nhà khoa học doanh nhân Lê Văn Tri - Ông "Vua" của những bằng sáng chế khoa học
- Đầu tư nghiên cứu và phát triển tài sản trí tuệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân bón hưu cơ
- Công nghệ sinh học biến rơm rạ thành... tiền
- Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 23
- Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhất
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5925202
Đang online: 1