Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân bón hưu cơ
Vài năm trở lại đây, khi người dân không còn nhu cầu sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc trong sinh hoạt ngày thì cứ vào những buổi chiều hè tháng 5, tháng 6 hoặc vào dịp tháng tháng 9, tháng 10, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, trên cánh đồng lại có nhiều cột lửa, bầu trời đầy khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người, làm giảm tầm nhìn của người đi đường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người dân.
Theo các nhà khoa học, việc đốt rơm rạ đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, một lượng chất hữu cơ rất lớn đã bị đốt thành tro bụi, không tái tạo được độ phì nhiêu cho đất. Nhiều nơi còn vứt rơm, rạ xuống ao ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và làm chết các vật nuôi thuỷ sản. Cho nên, vấn đề này thực sự trở thành bài toán nan giải cho các cấp quản lý.
Từng nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm ứng dụng hiệu quả trong đời sống sản xuất, trước thực trạng xử lý rác thải rơm rạ của bà con chưa triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, Tiến Sĩ Lê Văn Tri đã bắt tay vào nghiên cứu, tạo ra một loại “chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ và tìm ra một qui trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ”.
Tiến Sĩ Lê Văn Tri
Theo phân tích, thành phần hóa học của rơm rạ tính theo khối lượng khô gồm xenluloza, lich-nhin, đạm hữu cơ, chất béo. Nếu tính theo nguyên tố thì carbon (C) chiếm 44%, hyđrô (H)- 5%. oxygen (O)- 49%, N- khoảng 0,92%, và một lượng rất nhỏ photpho (P), lưu huỳnh (S), kali (K). Đó là điều gây cản trở việc sử dụng rơm, rạ một cách kinh tế.
Tiến Sĩ Lê Văn Tri
Thành phần lignocellulose trong rơm, rạ khó phân hủy sinh học. Căn cứ vào đặc điểm này, tác giả đã tạo ra chế phẩm có tên là Fito-Biomix RR, bao gồm các vi sinh vật hữu ích: nấm men, nấm mốc, vi khuẩn, xạ khuẩn,… Chế phẩm Fito-Biomix RR là một hỗn hợp vi sinh vật xử lý rơm, rạ và vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng có mật độ ≥ 107 CFU/g, các nguyên tố khoáng, vi lượng… có tác dụng phân giải triệt để rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chế phẩm Fito-Biomix RR
Theo đó, tác giả cũng đưa ra một quy trình để xử lý rơm rạ dùng chế phẩm này để tạo ra phân bón hữu cơ. Quy trình bao gồm các bước:
Bước 1:Tiến hành thu gom rơm rạ trong đó có thể tận dụng một số sản phẩm hữu cơ như: béo tây, thân lá cây trồng bổ sung thêm, đống ủ sẽ mau nhanh phân hủy.
Bước 2: Tưới nước làm ẩm nguyên liệu sao cho Đảm bảo độ ẩm của rơm rạ luôn ở mức 80 – 85%.
Bước 3 là Pha chế phẩm: Tiến hành pha chế phẩm ở dạng dung dịch hoà tan, liều lượng pha chế phẩm cân đối sao cho 1 gói 200g chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý vừa hết 1 tấn rơm rạ, thường là pha với 50 lít nước sẽ cho nồng độ phù hợp, bổ sung thêm 1 kg phân NPK để cho hiệu quả cao hơn.
Sau đó dùng hỗn hợp này tưới đều lên các lớp rơm rạ.
Cuối cùng đánh đống lên và phủ kín bạt.
Thông thường, ủ rơm rạ phải mất 6- 8 tháng mới tơi mục, nhưng với chế phẩm này thì chỉ mất khoảng 25 ngày và ủ trong mọi điều kiện thời tiết. Phân bón được tạo ra từ phương pháp ủ bằng chế phẩm này có đặc điểm là không mùi và thân thiện với môi trường.
Theo tính toán, cứ 1 tấn phân ủ sẽ thu được 10kg đạm, 9,5kg lân, 21 kg kali, sau khi trừ mọi chi phí thì thu lãi được 235.000đ/tấn rơm rạ. Việc dùng phân bón hữu cơ này giúp giảm đáng kể lượng phân hoá học, lại tăng độ phì nhiêu cho đất, do đó tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể thấy, đây là công nghệ dễ phổ biến và dễ áp dụng vào thực tiễn và áp dụng rộng rãi. Hiện tác giả đang phối hợp với nhiều địa phương trong cả nước để chuyển giao công nghệ này như: Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế, Bạc Liêu, … Không chỉ hướng dẫn bà con nông dân dùng chế phẩm để ủ phân sau mỗi vụ thu hoạch, tác giả còn phối hợp xây dựng nhà xưởng và chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm Fito-Biomix RR.
Tiến sĩ mong muốn, công nghệ mà ông tâm huyết nghiên cứu sẽ được ứng dụng rộng rãi trên cả nước để không còn tình trạng vứt và đốt rơm rạ bừa bãi sau mỗi mùa vụ. Và quan trọng hơn là rơm rạ có thể trở về với ruồng đồng, đem lại độ mùn cho đất.
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- Nghiên cứu công nghệ sinh học: Mở lối mới cho nuôi trồng
- Tiến sĩ Lê Văn Tri: Nhà khoa học biến chất thải thành "vàng"
- Cả đời tâm huyết nghiên cứu khoa học
- TS Lê Văn Tri: Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê của tôi
- Đưa công nghệ đến với nông thôn, miền núi
- Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Tin cũ hơn:
- Nhà khoa học doanh nhân Lê Văn Tri - Ông "Vua" của những bằng sáng chế khoa học
- Đầu tư nghiên cứu và phát triển tài sản trí tuệ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân bón hưu cơ
- Công nghệ sinh học biến rơm rạ thành... tiền
- Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 23
- Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhất
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924579
Đang online: 1