Rau mầm, rau mam, mầm rau cải, BiogroupRau mầm, rau mam, mầm rau cải, Biogroup

Tin tức

Tiến sĩ Lê Văn Tri với chế phẩm sinh học

Những năm đầu thập niên 1990, nhận thấy lượng bã bùn mía thải sau khi ép là rất lớn, bằng sự nhạy cảm của một nhà khoa học, đề tài "Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải, phụ phẩm mía đường" đã được Tiến sĩ Lê Văn Tri tiến hành thực hiện. Bã bùn mía đã không bị bỏ phí mà trở thành nguồn phân bón cho chính cây mía.

Không dừng lại ở đó, ông đã nghiên cứu sản xuất hàng loạt các loại phân bón hữu cơ cho cây lạc, ngô, lúa, cao su, hồ tiêu, cà phê… Ngoài ra, ông còn dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu các công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học để xử lý đáy và nước ao nuôi trồng thủy sản; sản phẩm sinh học để phòng và điều trị bệnh trong thủy sản; công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc, công nghệ xử lý rác….

Với suy nghĩ, không có gì vui sướng hơn khi các công trình nghiên cứu của mình được mang ra áp dụng vào thực tiễn, giúp ích cho xã hội, được xã hội thừa nhận. TS Lê Văn Tri cho rằng việc thành lập một doanh nghiệp nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết. Chỉ có như thế mới có thể tạo ra được sản phẩm từ đề tài nghiên cứu, kinh doanh được sản phẩm khoa học, sống được bằng nó; đồng thời giúp ích được đội ngũ những người nghiên cứu khác cùng chí hướng.

Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải phụ phẩm mía đường đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Nhiều nhà máy đường đã tăng doanh thu từ xử lý phế thải lên hàng chục tỉ đồng mỗi năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động với mức lương ổn định.

Tiến sĩ Lê Văn Tri cho rằng, để thực hiện được điều đó, nhà doanh nhân khoa học như ông cần lắm sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên nhiều hơn nữa từ phía các cơ quan nhà nước, cần có cơ chế mở hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học bằng việc ghi nhận các kết quả nghiên cứu mà họ đã bỏ nhiều tâm huyết mới có được. Để đưa công nghệ sinh học ứng dụng vào nông nghiệp, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy, cách nghĩ duy ý chí, thay vào đó là cái nhìn toàn diện theo một hệ thống đồng bộ. Nước ta còn nghèo nên càng phải tìm hướng đi khôn ngoan và phù hợp. Để tạo ra một sản phẩm công nghệ sinh học đích thực cần có ít nhất 6 nhóm yếu tố, trong đó, yếu tố con người có vai trò quyết định. Do vậy, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của chương trình công nghệ sinh học thời gian tới là phải gấp rút xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh cả về chất và lượng.

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ sinh học do ông đứng đầu đã tiến hành chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Các sản phẩm phân bón sinh học mang thương hiệu Fitohoocmon; các chế phẩm tăng năng suất cây trồng FITO – HUMAT hay Mô hình xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học Fitohoocmon… đã khẳng định vị thế của doanh nhân Lê Văn Tri cũng như trí tuệ của tập thể Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học - Fitohoocmon - BiFi. Khi tham gia Hội thảo "Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới" tại tỉnh Thái Bình, Tiến sĩ Lê Văn Tri đã cam kết sẽ chuyển giao và hỗ trợ cho bà con nông dân trong việc sử dụng chế phẩm, sản phẩm phân bón sinh học mang thương hiệu Fitohoocmon để bảo vệ môi trường, thay đổi diện mạo nông thôn và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

donghalcit

Chia sẻ:

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

Liên kết website
Thống kê truy cập

Tổng số truy cập: 5856573

Đang online: 1