Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
Cây dã quỳ mọc phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, được xem là một nguồn phân bón hữu cơ tốt cho các loại cây trồng. Trong thân lá của nó có chứa tới 3,92% kali, 1,76% đạm, 0,82% photpho, 3,00% canxi và một số các chất dinh dưỡng cùng nhiều hoạt chất sinh học nên nó là nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ cho nền nông nghiệp hữu cơ.
Với những thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất chế phẩm vi sinh vật, phân bón, xử lý môi trường... Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường đã thực hiện Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng các sản phẩm sinh học từ cây Dã quỳ (Tithonia diversifolia) phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của cây dã quỳ, tạo ra các sản phẩm chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên, cung cấp dinh dưỡng chất lượng cao, cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, ứng dụng hiệu quả cho các trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu chuyên canh sản phẩm hữu cơ.
Từ các kết quả nghiên cứu khoa học và thí nghiệm thực tế cho thấy Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng sẽ tạo nên giải pháp dinh dưỡng và phòng bệnh cho cây trồng: giảm lượng phân bón vô cơ, tăng năng suất cây trồng từ 10 - 20% và nâng cao chất lượng nông sản; ngăn ngừa sâu bệnh gây hại cho cây trồng, đặc biệt tuyến trùng và cải tạo phục hồi đất trồng.
Theo Tiến sĩ Lê Văn Tri - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường “Viên ứng dụng các thành tựu khoa học dựa trên nguồn cây dã quỳ dồi dào tại Gia Lai kết hợp cùng Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Chư Á nghiên cứu thực nghiệm, tổ chức sản xuất các sản phẩm tối ưu nhất cho bà con nông dân. Trong thời gian tới, Viện sẽ nghiên cứu và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm hữu ích từ cây dã quỳ để phục vụ nền nông nghiệp hữu cơ bền vững và xuất khẩu sang các nước trên thế giới”.
Ông Nguyễn Văn Hoan Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết: Việc lựa chọn định hướng về nguyên liệu cây Dã quỳ là phù hợp đúng đắn và thiết thực, tạo được sản phẩm sạch, xanh phục vụ cho bà con nông dân. Loài cây này trên địa bàn phổ biến nhất là các khu sinh thái, chúng ta tận dụng được nguồn nguyên liệu. Từ trước tới nay, bà con chúng ta sử dụng cây Dã quỳ làm phân xanh trong nông nghiệp, thì hiện nay qua nghiên cứu của các nhà khoa học, loài cây này đã được đưa vào làm nguyên liệu chính để phục vụ chế biến sinh phẩm hàng ngày phục vụ cho nông nghiệp. Đây là việc làm rất đúng đắn để phát triển công nghiệp. Mong rằng với quyết tâm của nhà đầu tư, nhà khoa học sẽ phát triển bền vững trên mảnh đất Gia Lai.
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
Tin cũ hơn:
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924715
Đang online: 4