Nghiệm thu Dự án thuộc Chương trình 68 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Sáng ngày 10/09/2016, trong khuôn khổ Dự án “Áp dụng sáng chế theo Văn bằng bảo hộ sáng chế số 9529 cấp ngày 09/8/2011 để xử lý phân thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ vi sinh tại Hòa Bình”, mã ký hiệu: CT68/BS/2013-2014/SC6, thuộc chương trình: Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực trong 2 năm 2014-2015 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN tỉnh Hòa Bình – đơn vị chủ trì dự án, phối hợp cùng với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học – đơn vị chủ bằng sáng chế số 9529 tổ chức báo cáo kết quả thực hiện dự án trước Hội đồng khoa học của Cục Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Hội đồng khoa học tham gia nghiệm thu dự án, bao gồm:
- GS.TS. Nguyễn Văn Tuất – PGĐ Viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.
- TS. Phạm Phi Anh, Nguyên Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ KHCN, Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.
- TS. Bùi Huy Hiền – Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phản biện 1.
- KS. Vũ Đình Việt – Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong, Hòa Bình, phản biện 2.
- PGS.TS. Trần Văn Hải – Trưởng bộ môn SHTT, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, ủy viên.
- PGS.TS. Mai Văn Sánh – Viện chăn nuôi, ủy viên.
- ThS. Chu Thúc Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ phát triển KH&CN địa phương, Bộ KHCN, ủy viên.
- ThS. Nguyễn Thu Hà - Trưởng bộ môn VSV, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, ủy viên.
- CN. Mai Văn Dũng, Chuyên viên Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ, thư ký khoa học.
- KS. Bùi Văn Thắng – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh Hòa Bình, chủ nhiệm dự án, báo cáo viên chính.
- TS. Lê Văn Tri – Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn Công nghệ sinh học, chủ sở hữu bằng sáng chế 9529, đơn vị phối hợp thực hiện.
Cùng đại diện các đơn vị phối hợp thực hiện và các thành viên ban chủ nhiệm dự án.
Dự án “Áp dụng sáng chế theo Văn bằng bảo hộ sáng chế số 9529 cấp ngày 09/8/2011 để xử lý phân thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ vi sinh tại Hòa Bình” đã được triển khai trong 2 năm (1/2014 -12/2015), kết quả như sau:
- Đã hình thành Nhà máy sản xuất phân bón HCVS Cao Phong công suất 5.000 – 10.000 tấn/năm tại Thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, đã và đang làm công văn để tăng công suất lên từ 15.000 – 20.000 tấn/năm phục vụ nhu cầu sử dụng phân bón HCVS cho người dân.
- Trong 2 năm thực hiện dự án đã sản xuất vượt chỉ tiêu trên 1.429,4 tấn phân hữu cơ vi sinh, trong đó sản xuất 500 tấn để xây dựng mô hình thử nghiệm phân bón cho các cây trồng và gần 1.000 tấn cung cấp dịch vụ cho nhân dân sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình.
- Đã tiến hành xử lý gần 500 tấn phân thải chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò...làm nguyên liệu để sản xuất phân bón HCVS
- Đã tổ chức bón thử nghiệm hiệu quả phân bón HCVS trên 10ha diện tích cây ăn quả (cây mía, cây cam) và 120ha cây lương thực (trồng lúa, trồng ngô).
- Đã tổ chức đào tạo 08 cán bộ kỹ thuật công nghệ và 06 KTV là chủ trang trại chăn nuôi nắm vững quy trình công nghệ.
Sau khi nghe báo cáo của Chủ nhiệm Dự án và nghe ý kiến phản biện cũng như góp ý của thành viên Hội đồng nghiệm thu, GS.TS. Nguyễn Văn Tuất – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu thay mặt Hội đồng Khoa học, đánh giá rất cao những kết quả mà đơn vị chủ trì dự án và đơn vị phối hợp thực hiện đã hoàn thành, đồng thời yêu cầu chủ nhiệm dự án sửa chữa lại một số vấn đề về cách trình bày nội dung cũng như lỗi ngữ pháp văn bản. Kết luận, hội đồng đồng ý nghiệm thu Dự án.
Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu:
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924658
Đang online: 6