Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ KHCN 2015 tại Hưng Yên
Ngày 8/01/2016, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ KHCN năm 2015, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học phối hợp cùng với Sở KHCN tỉnh Hưng Yên thực hiện Hội nghị tổng kết 02 nhiệm vụ KHCN:
- Nhiệm vụ 1: "Xử lý gốc rạ ngay tại mặt ruộng bằng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR và khử H2S nhằm phòng tránh bệnh vàng lá nghẹt rễ và bảo vệ tài nguyên đất cho vùng trồng lúa ở Hưng Yên”
- Nhiệm vụ 2: "Nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giá thể mạ từ mùn rơm rạ và mạ khay công nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên"
Tới dự Hội nghị có Ông Ngô Xuân Thái – Giám đốc Sở KHCN tỉnh Hưng Yên – đơn vị quản lý nhiệm vụ, TS. Lê Văn Tri – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học – đơn vị thực hiện nhiệm vụ, cùng đông đảo đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, các phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, cùng đại diện báo đài và một số hộ tham gia 2 mô hình.
Theo báo cáo tổng kết 2 nhiệm vụ, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học đã đạt được các kết quả sau:
* Nhiệm vụ 1:
- Đã xây dựng được 09 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR và chế phẩm khử H2S xử lý cho 60 ha gốc rạ tại 3 huyện Ân Thi, Phù Cừ và Tiên Lữ. Đồng thời cấp phát 333,6 kg chế phẩm Fito-Biomix RR và 333,6 lít chế phẩm khử H2S cho các điểm triển khai nhiệm vụ.
- Ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR và chế phẩm khử H2S khắc phục được hiện tượng vàng lá nghẹt rễ lúa, tạo nên nguồn phân bón hữu cơ giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng kháng sâu bệnh, làm tăng năng suất lúa từ 184-437 kg/ha, hiệu quả kinh tế tăng từ 3,036-3,804 triệu đồng so với sử dụng lân và vôi, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.
- Đã lấy 21 mẫu đất và phân tích đánh giá được hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau khi xử lý gốc rạ. Sau 10 ngày xử lý bằng chế phẩm, gốc rạ phân hủy được 70-80%, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng nhẹ, hàm lượng H2S sinh ra trên ruộng giảm so với đối chứng nên giảm được hiện tượng nghẹt rễ vàng lá lúa sau khi cấy.
- Đã tổ chức được 8 lớp tập huấn quy trình sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR và chế phẩm khử H2S xử lý gốc rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ tại 3 huyện Ân Thi, Phù Cừ và Tiên Lữ.
- Đã tổ chức được 01 cuộc hội nghị nghiệm thu mô hình ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR và chế phẩm khử H2S đến hiệu quả xử lý gốc rạ thành phân bón hữu cơ; 02 cuộc hội nghị đầu bờ đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất của ruộng lúa được áp dụng chế phẩm xử lý và không áp dụng chế phẩm xử lý.
* Nhiệm vụ 2:
+ Đã tổ chức được mô hình sản xuất 36 tấn giá thể mạ và 12000 khay mạ cấy máy cho 48 ha lúa tại 3 huyện, trong đó:
-Huyện Phù Cừ: sản xuất 27 tấn giá thể và 9000 khay mạ, cấy được 36 ha lúa tại thôn Trần Hạ, thị trấn Trần Cao.
- Huyện Yên Mỹ: sản xuất 4,5 tấn giá thể và 1500 khay mạ, cấy được 6 ha tại xã Thanh Long và xã Lý Thường Kiệt.
- Huyện Mỹ Hào: sản xuất 4,5 tấn giá thể và 1500 khay mạ, cấy được 6 ha tại xã Phan Đình Phùng và xã Cẩm Xá.
+ Giá thể mạ đảm bảo dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng phát triển tốt và mạ khay đạt tiêu chuẩn cấy máy.
- Giá thành sản xuất 1 khay mạ còn 10.212 đồng/khay, chi phí mạ cấy cho 1 sào Bắc Bộ khoảng 100.000 đồng/sào
+ Đã xây dựng 3 mô hình so sánh đánh giá gồm: 48 ha lúa cấy máy bằng mạ khay; 6 ha lúa cấy tay bằng mạ truyền thống; 3 ha lúa gieo sạ. Trong đó mô hình lúa cấy máy bằng mạ khay cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, giảm bệnh hại. Năng suất lúa và hiệu quả kinh tế tăng từ 104-429 kg/ha (2,1-9,7%) và 3,465-5,274 triệu đồng/ha (124.700-189.900 đồng/sào) so với mô hình lúa cấy tay bằng mạ dược (hoặc mạ sân); từ 191-614 kg/ha (4,0-14,4%) và 1,045-2,809 triệu đồng/ha (37.600-101.100 đồng/sào) so với mô hình lúa gieo sạ.
+ Đã tổ chức được 2 lớp tập huấn quy trình sản xuất giá thể mạ từ mùn rơm rạ, quy trình sản xuất mạ khay và quy trình cấy máy bằng mạ khay tại huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào; 01 buổi hội thảo đánh giá kết quả triển khai mô hình sản xuất giá thể mạ, sản xuất mạ khay tại thôn Trần Hạ - TT. Trần Cao – huyện Phù Cừ và 02 cuộc Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả áp dụng mạ khay cấy máy đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ xuân (tại huyện Mỹ Hào) và vụ mùa (tại huyện Yên Mỹ).
Sau khi lắng nghe báo cáo của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học và kiến nghị của các hộ tham gia mô hình, cũng như ý kiến đóng góp của các phòng Nông nghiệp các huyện, ông Ngô Xuân Thái – Giám đốc Sở KHCN tỉnh Hưng Yên đưa ra ý kiến tổng kết Hội nghị, theo đó:
- Đánh giá cao, ghi nhận những cố gắng và kết quả mà Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học đã thực hiện trong thời gian qua.
- Xem xét đề xuất Hội đồng khoa học, Sở KHCN, Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên tiếp tục giao Công ty cổ phần công nghệ sinh học thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các huyện Khoái Châu, Kim Động, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào làm cơ sở nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh.
Hội nghị kết thúc vào 11h30 cùng ngày.
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924642
Đang online: 2