Nghiệm thu cấp cơ sở Dự án NTMT tại Lạng Sơn
Ngày 13/11/2015, trong khuôn khổ Dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ than bùn cho các loại cây trồng chính của tỉnh Lạng Sơn” thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi của Bộ Khoa học công nghệ (QĐ số 3363/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ KHCN), Dự án do Bộ KHCN Quản lý, Sở KHCN Lạng Sơn là đơn vị chủ quản, Công ty Cổ phần Thành Đô (Lạng Sơn) là đơn vị thực hiện và Công ty Cổ phần Phân bón Fitohoocmon là đơn vị chuyển giao công nghệ.
Qua đó, trong 2 năm thực hiện (2013 – 2015), đơn vị thực hiện và đơn vị chuyển giao công nghệ đã hoàn thành khối lượng công việc trong thuyết minh dự án đã trình Bộ KHCN. Bao gồm:
- Điều tra, khảo sát trữ lượng, phân tích chất lượng than bùn tại tỉnh Lạng Sơn với mỏ than bùn duy nhất tại Trầm Ải trữ lượng 300.000 tấn, chất lượng than bùn được kiểm tra thích hợp để sản xuất phân bón
- Tiếp nhận và chuyển giao quy trình sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh từ than bùn. Theo đó: đã lắp đặt và đưa vào sử dụng Dây chuyền thiết bị sản xuất phân bón vi sinh tự động với công suất 10.000 – 15.000 tấn/năm, chuyển giao 03 quy trình công nghệ
+ Quy trình xử lý than bùn thành nguồn hữu cơ để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
+ Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu ích phục vụ cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
+ Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ than bùn bón cho cây lúa, ngô, rau, na, hồi, hồng…
- Đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho 20 cán bộ kỹ thuật và công nhân của Công ty cổ phần Thành Đô về công nghệ sản xuất phân bón HCVS. Tổ chức 06 lớp tạp huấn cho các điểm triển khai mô hình
- Đã sản xuất 500 tấn phân bón hữu cơ vi sinh có tỉ lệ NPK 3-2-2 theo quy trình công nghệ của Fitohoocmon, trong đó có 350 tấn để xây dựng mô hình sử dụng phân bón cho cây lúa, cây ngô, cây na, cây rau, cây hồng, cây hồi và tiếp thị sản phẩm phân bón trên thị trường.
- Đã xây dựng mô hình sử dụng phân HCVS cho cây lúa, cây ngô, cây na, cây rau, cây hồng, cây hồi
Đánh giá tại buổi nghiệm thu cấp cơ sở, giám đốc Sở KHCN tỉnh Lạng Sơn ông Lê Minh Thanh đánh giá cao những kết quả mà 2 đơn vị đã thực hiện, mặc dù trong quá trình triển khai dự án có những khó khăn nhất định tuy nhiên 2 đơn vị đã cố gắng hoàn thành theo đúng nội dung đã thuyết minh, tuy vậy còn một số điểm cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn nữa. Hội đồng đồng ý nghiệm thu dự án cấp cơ sở.
Ông Lê Minh Thanh – Giám đốc Sở KHCN Lạng Sơn nhận xét tổng kết Dự án
TS. Lê Văn Tri – Tổng giám đốc công ty cổ phần phân bón Fitohoocmon, đại diện cho đơn vị chuyển giao công nghệ và đơn vị thực hiện dự án ghi nhận những đóng góp của Hội đồng nghiệm thu và đề xuất một số phương án để tiếp tục mở rộng dự án trong thời gian sắp tới.
TS. Lê Văn Tri đề xuất phương án mở rộng Dự án
Hội nghị kết thúc 11h30 cùng ngày.
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924682
Đang online: 2