Tổng giám đốc -TS.Lê Văn Tri thăm một số đơn vị sản xuất mạ khay do Công ty CP công nghệ sinh học chuyển giao công nghệ
Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2014 Tổng giám đốc Lê Văn Tri cùng một số cán bộ trong Công ty đã đến thăm cơ sở sản xuất mạ do Công ty CP công nghệ sinh học chuyển giao công nghệ trên địa bàn Hà Nội và tham quan cánh đồng sử dụng mạ khay máy cấy của các đơn vị.
Tổng giám đốc Lê Văn Tri và Ông Trần Bá Cao - Chủ nhiệm HTX Phú Thắng, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
Tại đây, Tổng giám đốc đã biểu dương thành tích sản xuất mạ trong vụ Xuân năm 2014 của các đơn vị tiếp nhận công nghệ của Công ty CP Công nghệ sinh học (HTX Phú Thắng – huyện Phú Xuyên sản xuất được 17.100 khay cấy cho 77,5ha; HTX Ngọc Tảo, HTX Võng Xuyên, HTX Phụng Thượng, HTX Hát Môn sản xuất được 15.000 khay mạ phục vụ cấy 60ha), đồng thời có những ý kiến định hướng cho sự phát triển tương lai trong sản xuất mạ của các HTX hướng đến xây dựng nhà máy sản xuất mạ khay công nghiệp đầu tiên của Việt Nam để làm điểm cho các HTX, cá nhân có nhu cầu đến thăm, học tập kinh nghiệm và góp phần thực hiện thành công dự án của Sở khoa học công nghệ Hà Nội giao cho Công ty thực hiện: “Áp dụng công nghệ sinh học sản xuất giá thể mạ và mạ công nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Hà Nội”.
Tổng giám đốc Lê Văn Tri cùng các cán bộ kỹ thuật và Ban chủ nhiệm HTX Phú Thắng – huyện Phú Xuyên
Song song với việc triển khai Chương trình “Mạ khay, máy cấy” ở Hà Nội Công ty CP công nghệ sinh học hiện đang triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước như:
- Tại Hưng Yên: Công ty cổ phần công nghệ sinh học đã chuyển giao công nghệ và sản xuất thành công 5.000 khay mạ cấy cho 20 ha, trong đó tại Xí nghiệp giống lúa Phù Cừ sản xuất được 1.750 khay và tại xã Trần Cao – Phù Cừ sản xuất được 3.250 khay phục vụ cho đề tài “Áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất giá thể mạ và mạ công nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên”.
Ngoài ra, Công ty còn chuyển giao công nghệ để sản xuất thành công 3.100 khay mạ phục vụ cho 13,9 ha diện tích cấy tại HTX Hồ Tùng Mậu- Ân Thi-Hưng Yên.
Mạ sau 17 ngày tại cơ sở Công ty giống cây trồng Phù cừ - huyện Phù Cừ - Hưng Yên
- Tại Thanh Hóa: Công ty cổ phần công nghệ sinh học đã chuyển giao công nghệ sản xuất mạ khay công nghiệp từ giá thể mùn rơm rạ thành công cho 3 HTX là: HTX NN Đông Tiến, HTX NN Đông Ninh và HTX NN Thiệu Công nhờ đó đã sản xuất được 2.640 khay mạ cấy cho 14ha phục vụ dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN, xây dựng mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa” của Hội làm vườn và trang trại Thanh Hóa.
- Hải Dương là một trong những tỉnh thực hiện rất tốt việc sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ máy cấy theo quy trình công nghệ của Công ty cổ phần công nghệ sinh học. Vụ Xuân năm 2014, cơ sở mạ tư nhân của anh Cao Văn Lâm tại Ngô Quyền – Thanh Miện – Hải Dương đã sản xuất được 15.960 khay mạ cấy cho 54ha trong đó có 10ha diện tích cấy phục vụ cho Đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giá thể mạ và mạ khay công nghiệp phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương”.
Gieo mạ tại HTX NN Đông Tiến – Đông Sơn – Thanh Hóa
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5925218
Đang online: 1