Trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2012
23/3/2013. Sáng nay, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết 20 năm Quỹ hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (1992-2012) và trao Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam, Giải thưởng WIPO (Giải thưởng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) năm 2012.
Với công trình “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Fito – Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường”, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học và nhóm tác giả gồm chủ nhiệm Tiến sĩ Lê Văn Tri, đồng tác giả Kỹ sư Nguyễn Văn Tuấn, Kỹ sư Nguyễn Thị Bích Liên và Tiến sĩ Lê Anh Vinh đã được Giải nhất Giải thưởng Vifotec và Giải thưởng WIPO cho Công trình xuất sắc nhất năm 2012.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cùng các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự và chúc mừng các nhà khoa học.
Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Quỹ VIFOTEC vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh trao Giải nhất Giải thưởng Vifotec 2012 cho các đơn vị đoạt giải
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Đinh Thế Huynh đã chúc mừng các nhà khoa học, các nhà sáng chế kỹ thuật đạt Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam năm 2012. Đồng chí đặc biệt chúc mừng Quỹ VIFOTEC đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì ghi nhận những đóng góp to lớn của Quỹ trong 20 năm qua.
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” nêu rõ: Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các cơ quan, Bộ, Ban, ngành cần quan tâm, khuyến khích các nhà khoa học tìm tòi sáng tạo, thực hiện các công trình KH&CN có tính ứng dụng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Thực hiện được điều này thì giải thưởng VIFOTEC sẽ ngày càng có uy tín và giá trị cao, được các cấp, các ngành, các địa phương và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia.
Bộ KH&CN, VUSTA, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các đơn vị liên quan cần coi việc tổ chức Giải thưởng VIFOTEC là công việc thường xuyên để có nhiều biện pháp khuyến khích các nhà khoa học, các nhà sáng chế kỹ thuật trong cả nước, xuất phát từ lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, phát huy tinh thần tự lực tự cường, say mê nghiên cứu sáng tạo, có nhiều công trình xuất sắc, góp phần làm cho đất nước ta ngày càng phồn vinh giàu mạnh.
Trong năm 2012, Ban tổ chức giải thưởng đã nhận được 105 công trình tham gia và quyết định trao giải cho 41 công trình thuộc 6 lĩnh vực: cơ khí – tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ thông tin;, điện tử, viễn thông; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
Đặc biệt, Giải thưởng WIPO năm 2012 được trao cho hai công trình đoạt giải Nhất là: Công trình MT 11 “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm Fito – Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường” của Công ty Cổ phần công nghệ sinh học và cho Th.S Lê Thị Thu Hiền, đồng tác giả của công trình “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng, hướng thịt năng suất chất lượng cao”- Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.
Tiến sĩ Lê Văn Tri (thứ 2 từ trái sang), chủ nhiệm đề tài “Áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm
Fito – Biomix RR xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường”
và các đồng chủ nhiệm: Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Bích Liên, TS. Lê Anh Vinh (từ trái qua).
Trong 20 năm với 18 lần tổ chức Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam và gần 2000 công trình khoa học tham dự, Quỹ VIFOTEC đã trao giải cho gần 600 công trình, hàng vạn nhà khoa học, nhà sáng chế kỹ thuật và các doanh nhân. Đại đa số công trình đạt giải thưởng đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển KH&CN và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng tặng Bằng khen cho 10 cá nhân là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm của 5 công trình đoạt giải Nhất; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo cho các chủ nhiệm có công trình đạt giải nhất, nhì, ba. Các tác giả đoạt giải nhất, nhì, ba cũng được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.
(theo Hanoimoi)
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5922684
Đang online: 2