Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải mía
Tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam vừa qua, công trình nghiên cứu sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh từ phế thải mía đường do TS Lê Văn Tri ở Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học - Phân bón Fitohoocmon, làm Chủ nhiệm, đã được trao giải Nhất thuộc lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống. Sản phẩm này có ưu điểm tận thu phụ phẩm mía đường và các nguồn phế thải khác như tro lò, bã mía... để chuyển thành phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao, phục vụ thâm canh phát triển vùng nguyên liệu mía, bảo đảm phát triển môi trường bền vững.
Phân phức hợp hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho cây mía là loại phân bón hỗn hợp gồm 4 thành phần chính: mùn hữu cơ (gồm bùn mía, tro lò đã được lên men có thể dùng than bùn nếu không đủ), phân vô cơ chuyên dùng (N-P-K), phân vi lượng cho mía, phân vi sinh chuyên dùng cho cây mía (gồm các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xelluloza và hỗn hợp axít humíc). Chúng được trộn với tỷ lệ cân đối để phù hợp cho cây mía ở từng vùng sinh thái khác nhau. Phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon có khả năng thay thế hoàn toàn các loại phân bón khác.
TS Lê Văn Tri cho biết: Điểm mới của công trình này là lần đầu tiên đưa ra một công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho cây mía, dựa trên những nghiên cứu tổng hợp và cơ bản (dinh dưỡng đất trồng mía, vi sinh vật trên đất trồng mía, nhu cầu dinh dưỡng của cây mía). Vì thế, sản phẩm tạo ra đạt chất lượng cao và công trình được áp dụng thành công ở các vùng trồng mía của các nhà máy đường. Lần đầu tiên các nhà khoa học đã phân lập, phân loại và định tên được các chủng vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh ở cây mía Việt Nam, nhờ sử dụng các phương pháp hiện đại. Đây là nhóm vi sinh vật có ý nghĩa lớn trong việc sản xuất phân bón sinh học cho cây mía sau này. Sản phẩm này đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế và được áp dụng trên quy mô lớn, tại nhiều công ty mía đường, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với mức lương ổn định.
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5924732
Đang online: 4