Tin tức
Biến phụ phẩm cây mía thành phân bón hữu cơ
Lâu nay, các phụ phẩm từ cây mía ở các nhà máy đường vẫn là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Trăn trở làm thế nào để không bỏ phí nguồn phụ phẩm, lại không gây ô nhiễm môi trường, TS Lê Văn Tri – Giám đốc Công ty cổ phần phân bón Fitohoocmon đã thành công trong việc chế biến phụ phẩm này thành phân bón hữu cơ.
TS Lê Văn Tri đã cùng các kỹ sư Trần Thị Minh và Lê Thị Kim Anh đã bàn bạc, tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây mía dựa trên những nghiên cứu tổng hợp và cơ bản: dinh dưỡng đất trồng mía, vi sinh vật đất trồng mía, nhu cầu dinh dưỡng của cây mía. Vì thế, sản phẩm của công nghệ đạt chất lượng cao và áp dụng thành công ở các nhà máy đường - đây là mô hình nghiên cứu - triển khai ứng dụng, sản xuất và kinh doanh mà trước đây chưa có.
Các kỹ sư đã phân lập, phân loại và định tên được các chủng vi sinh vật cố định ni-tơ cộng sinh ở cây mía Việt Nam nhờ sử dụng các phương pháp hiện đại như kính hiển vi điện tử, xác định cấu trúc gen. Từ cây phát sinh chủng loại, các kỹ sư đã tìm thấy chủng vi sinh vật rất gần gũi với Paenibacillus polymyxa (B. Polymyxa). Sau khi phân tích về trình tự gen rARN 16 S, cây chủng loại phát sinh và các đặc tính sinh lý, sinh hóa đã được khảo sát, các kỹ sư đã xác định chủng loại này thuộc loài Paenibacillus Polymyxa - đây là nhóm vi sinh vật có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất phân bón sinh học cho cây mía.
Ngoài việc phát hiện ra nhóm vi sinh vật, nhóm kỹ sư đã tìm ra quy trình sản xuất axit humic và các dạng muối humat tan phục vụ sản xuất phân bón ở quy mô công nghiệp (sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng Độc quyền sáng chế số 4887) và hoàn thiện công nghệ sản xuất một số chế phẩm vi sinh vật: cố định ni-tơ, phân giải lân khó tan, đặc biệt phân giải xenluloza từ các nguồn hữu cơ khác nhau. Để có thể cho ra đời sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm cây mía, các tác giả cũng đã phải hoàn thiện dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (quy mô công nghiệp trên 90%).
Sản phẩm của công trình nghiên cứu trên không chỉ dừng lại ở sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, mà nó còn tạo ra 13 sản phẩm với công nghệ sản xuất phù hợp, đạt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, được áp dụng trên quy mô lớn tại nhiều công ty mía đường và có triển vọng mở rộng thông qua các hợp đồng với 15 công ty đạt giá trị từ 50 – 100 tỷ đồng. Sau một thời gian thực hiện theo công nghệ mới, doanh thu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho các nhà máy đường tăng 1000 tỷ đồng/năm và mang lại lợi nhuận cho người sử dụng phân bón hàng năm là 100 tỷ đồng.
Công trình đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với mức lương ổn định cũng như xử lý toàn bộ phế thải và phụ phẩm mía đường của các nhà máy đường chuyển thành phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao, phục vụ thâm canh và phát triển vùng nguyên liệu mía, góp phần đảm bảo phát triển bền vững cho nhà máy đường.
Với khả năng áp dụng công nghệ cao, có tính cạnh tranh lớn về vốn đầu tư ban đầu, quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm, và đặc biệt là các dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải, phụ phẩm mía đường đều được thực hiện tại nhà máy mía đường, công trình đã đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Huy chương Bạc triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo lần thứ tư tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 12/2008.
Hiện nay, quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh fitohoocmon đã và đang được triển khai ứng dụng sản xuất hầu hết các nhà máy đường trong cả nước. Công trình đã thể hiện rõ tính sáng tạo của TS Lê Văn Tri cùng các cộng sự trong nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các chế phẩm sinh học phục vụ cuộc sống. Và công trình thực sự đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường do phụ phẩm cây mía.
TS Lê Văn Tri đã cùng các kỹ sư Trần Thị Minh và Lê Thị Kim Anh đã bàn bạc, tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây mía dựa trên những nghiên cứu tổng hợp và cơ bản: dinh dưỡng đất trồng mía, vi sinh vật đất trồng mía, nhu cầu dinh dưỡng của cây mía. Vì thế, sản phẩm của công nghệ đạt chất lượng cao và áp dụng thành công ở các nhà máy đường - đây là mô hình nghiên cứu - triển khai ứng dụng, sản xuất và kinh doanh mà trước đây chưa có.
Các kỹ sư đã phân lập, phân loại và định tên được các chủng vi sinh vật cố định ni-tơ cộng sinh ở cây mía Việt Nam nhờ sử dụng các phương pháp hiện đại như kính hiển vi điện tử, xác định cấu trúc gen. Từ cây phát sinh chủng loại, các kỹ sư đã tìm thấy chủng vi sinh vật rất gần gũi với Paenibacillus polymyxa (B. Polymyxa). Sau khi phân tích về trình tự gen rARN 16 S, cây chủng loại phát sinh và các đặc tính sinh lý, sinh hóa đã được khảo sát, các kỹ sư đã xác định chủng loại này thuộc loài Paenibacillus Polymyxa - đây là nhóm vi sinh vật có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất phân bón sinh học cho cây mía.
Ngoài việc phát hiện ra nhóm vi sinh vật, nhóm kỹ sư đã tìm ra quy trình sản xuất axit humic và các dạng muối humat tan phục vụ sản xuất phân bón ở quy mô công nghiệp (sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng Độc quyền sáng chế số 4887) và hoàn thiện công nghệ sản xuất một số chế phẩm vi sinh vật: cố định ni-tơ, phân giải lân khó tan, đặc biệt phân giải xenluloza từ các nguồn hữu cơ khác nhau. Để có thể cho ra đời sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm cây mía, các tác giả cũng đã phải hoàn thiện dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (quy mô công nghiệp trên 90%).
Sản phẩm của công trình nghiên cứu trên không chỉ dừng lại ở sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, mà nó còn tạo ra 13 sản phẩm với công nghệ sản xuất phù hợp, đạt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, được áp dụng trên quy mô lớn tại nhiều công ty mía đường và có triển vọng mở rộng thông qua các hợp đồng với 15 công ty đạt giá trị từ 50 – 100 tỷ đồng. Sau một thời gian thực hiện theo công nghệ mới, doanh thu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho các nhà máy đường tăng 1000 tỷ đồng/năm và mang lại lợi nhuận cho người sử dụng phân bón hàng năm là 100 tỷ đồng.
Công trình đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với mức lương ổn định cũng như xử lý toàn bộ phế thải và phụ phẩm mía đường của các nhà máy đường chuyển thành phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao, phục vụ thâm canh và phát triển vùng nguyên liệu mía, góp phần đảm bảo phát triển bền vững cho nhà máy đường.
Với khả năng áp dụng công nghệ cao, có tính cạnh tranh lớn về vốn đầu tư ban đầu, quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm, và đặc biệt là các dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải, phụ phẩm mía đường đều được thực hiện tại nhà máy mía đường, công trình đã đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Huy chương Bạc triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo lần thứ tư tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 12/2008.
Hiện nay, quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh fitohoocmon đã và đang được triển khai ứng dụng sản xuất hầu hết các nhà máy đường trong cả nước. Công trình đã thể hiện rõ tính sáng tạo của TS Lê Văn Tri cùng các cộng sự trong nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các chế phẩm sinh học phục vụ cuộc sống. Và công trình thực sự đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường do phụ phẩm cây mía.
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
- CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI TUYÊN TRUYỀN VĂN HÓA ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG KHÔNG TẠI CÁC XÃ LÂN CẬN SÂN BAY
- TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024
- Triển lãm Thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024
- Lễ ra mắt sản phẩm mới: Chế phẩm sinh học Bio-Đa năng
- Nghiệm thu dây truyền thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, công suất 20.000 tấn/năm tại Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi thuộc Chương trình
- TS. Lê Văn Tri tiếp đoàn Công ty Verywell Group trên khuôn khổ hợp tác, liên doanh sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu nông nghiệp giữa Việt Nam và Belarus
Tin cũ hơn:
- NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ( KH&CN)" XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHCN SẢN XUẤT MẠ KHAY TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ MÀNG TẠI TỈNH HƯNG YÊN"
- Lễ ra mắt Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Mô hình điểm áp dụng sáng chế vào sản xuất nông nghiệp
- Lễ công bố sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020
- Hợp tác quốc tế "Nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả chanh chưng cất theo công nghệ mới trong hỗ trợ điều trị ung thư"
- TS. Lê Văn Tri: Mô hình sản xuất tinh dầu sả từ những sáng chế
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Liên kết website
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 5924698
Đang online: 2