Rau mầm, rau mam, mầm rau cải, BiogroupRau mầm, rau mam, mầm rau cải, Biogroup

Công nghệ - Sản phẩm

Công nghệ sản xuất và ứng dụng đồng bộ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao (BIOF) và xử lý nước ao

Tên công nghệ, sản phẩm: Công nghệ sản xuất và ứng dụng đồng bộ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao (BIOF) và xử lý nước ao (BTS) trong nuôi trồng thủy sản
Tác giả: Công ty cổ phần Công nghệ sinh học
Tổ chức KH&CN
Công ty cổ phần Công nghệ sinh học
Lĩnh vực: Lĩnh vực thủy sản
Mô tả sản phẩm/qui trình công nghệ và khả năng ứng dụng vào thực tiễn:

1. Mô tả tóm tắt công nghệ


Các chủng VSV của chế phẩm được cấy giống và nuôi lên men ở nhiệt độ 30 - 320C. Sau 2 ngày, tiến hành ủ trộn dịch lên men với chất mang hữu cơ đã được thanh trùng, ủ trong 72 giờ. Sấy khô ở nhiệt độ 35 - 400C, đến khi đạt độ ẩm 5 - 8%. Nghiền mịn để đạt kích cỡ hạt  0,075 - 1,0mm, chế phẩm được đóng túi PE, trọng lượng 500g, 1.000g.

Qui trình sử dụng:
+ Trước khi thả tôm giống: dùng 700g BTS/1.000m2 mặt nước ao nuôi
+ Hai tháng đầu: dùng 300g BTS/1.000m2 mặt nước. Định kỳ 5 - 7 ngày xử lý 1 lần.
+ Hai tháng cuối: dùng 500g BTS/1.000m2 mặt nước. Định kỳ 5 ngày xử lý 1 lần.
+ Trong trường hợp ao bị ô nhiễm nặng: Cần tăng lượng chế phẩm lên 1.000g BTS/1.000m2 mặt nước. Xử lý liên tục cho đến khi hết ô nhiễm.



Quá trình thu nhận bột giống vi sinh như hữu ích tương tự như sản xuất chế phẩm sinh học BTS. Tiếp đó bột giống men được ủ  trộn  với  nguồn nguyên liệu hữu cơ đã dược lên men với tỷ lệ 1: 10 đảo trộn đều và được lên men trong 24 giờ. Sau đó tiếp tục tiến hành lên men cấp 2 và cấp 3. Sau khi kết thúc quá trình lên men sản phẩm đạt độ ẩm ≤ 25%. Chế phẩm được nghiền để đạt kích cỡ hạt  1 - 5mm và đóng bao PP trọng lượng 10, 20 hoặc 50kg.

Qui trình sử dụng:
+ Sau khi phơi đáy ao và bón vôi khử trùng, bón 50kg BIOF/1.000m2 ao, rải đều khắp đáy ao, cấp nước vào ao đạt mức 50 - 60cm.
+ Sau 3 - 4 ngày, nâng mức nước trong ao lên 1,0 - 1,2m và bón thêm 30kg BIOF/ 1.000m2 giữ trong 2 ngày.
+ Cuối cùng bón thêm 20kgBIOF/ 1.000m2 và cấp nước vào ao đạt mức 1,5 - 2,0m
+ Kiểm tra chất lượng nước, rồi tiến hành thả tôm, cá.

2. Xuất xứ, tính khoa học và pháp lý của công nghệ

Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học BTS và BIOF được hình thành từ các đề tài:
+ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học BTS và BIOF cho ao nuôi tôm sú công nghiệp tại Hải Phòng”. Đề tài kết hợp với Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 năm 2006 - 2007. Đã nghiệm thu đạt loại Xuất sắc.

+ Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi trồng thủy sản (BIOF) từ nguồn phân thải chăn nuôi tại tỉnh Hải Dương”. Đề tài do UBND tỉnh Hải Dương quản lí năm 2008 - 2009, đã nghiệm thu đạt loại Khá.

+ “Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm công nghiệp”. Dự án do UBND tỉnh Quảng Ninh quản lí năm 2008 - 2009, đã nghiệm thu đạt loại Xuất sắc.
Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học BIOF và BTS đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế sô 7238 và 7239 ngày 28/08/2008. Tác giả: TS. Lê Văn Tri – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học.
Cúp vàng Techmart Việt Nam Asean+3 năm 2009 “Công nghệ sản xuất và sử dụng đồng bộ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao và nước ao nuôi thủy sản”.

3. Sản phẩm của công nghệ

Chế phẩm sinh học BIOF và chế phẩm sinh học BTS nằm trong danh mục các chế phẩm sinh học xử lý, cải tạo môi trường ao nuôi thủy sản của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Thông tư 57/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam”).

4. Phương thức chuyển giao:

Kinh phí: Thỏa thuận
Quy mô: 10 - 20.000 tấn/ năm đối với chế phẩm sinh học BIOF
10 – 20 tấn/năm đối với chế phẩm sinh học BTS
Phương thức chuyển giao: Chuyển giao sản phẩm để ứng dụng tại địa phương
Chuyển giao để sản xuất sản phẩm

Các điều kiện để công nghệ được áp dụng:
Nhân lực:                    trong đó kỹ sư, KTV:                    Công nhân:
Năng lượng: Ðiện                                                             Khí đốt, dầu
Nhà xưởng, đất đai:      3.000               m2

5. Các đơn vị đã được chuyển giao và áp dụng công nghệ

Nhà máy sản xuất phân hữu cwo vi sinh Việt Séc – Cẩm Giàng - Hải Dương
Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc – Tân Thành – Đồ Sơn – Hải Phòng
Trung tâm quốc gia giống nước ngọt miền Bắc – Thạch Khôi – Hải Dương
Tổng đội thanh niên xung phong Đông Bắc – Móng Cái – Quảng Ninh
Trung tâm khuyến nông huyện Yên Hưng – Quảng Ninh
Trung tâm giống thủy sản cấp 1 Vĩnh Phúc – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

Chia sẻ:

CÁC CÔNG NGHỆ KHÁC:

Liên kết website
Thống kê truy cập

Tổng số truy cập: 5924738

Đang online: 2