Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Tên công nghệ, sản phẩm:
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Tác giả: Công ty cổ phần Công nghệ sinh học
Tổ chức KH&CN
Công ty cổ phần Công nghệ sinh học
Lĩnh vực: Lĩnh vực trồng trọt
Mô tả sản phẩm/qui trình công nghệ và khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
1. Mô tả tóm tắt công nghệ
Rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống rại chỗ. Tiến hành xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Biomix-RR, đống ủ có chiều rộng khoảng 2m, cứ mỗi lớp 30cm rơm rạ thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm men phân giải xenluloza (độ đậm đặc của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm rạ sao cho khi ủ rơm rạ có độ ẩm 50%). Bổ sung phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ ẩm của đống ủ thấy nước ngấm đều trong rơm rạ và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao đạt 1,5 - 1,6m. Sau đó, dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị để che đậy. Phải che kín cả đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40oC.
Cách 10 ngày kiểm tra và đảo trộn đống ủ một lần. Sau 20 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng.
2. Xuất xứ, tính khoa học và pháp lý của công nghệ
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững được hình thành từ các đề tài:
+ “Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây mía từ phế thải và phụ phẩm của sản xuất mía đường”. Thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước “Phát triển Công nghệ sinh học” KC.04. Đã nghiệm thu đạt 38,5/40 điểm.
+ Ứng dụng công nghệ FITOHOOCMON để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn vỏ cây và phế thải của nguyên liệu làm giấy để bón cho cây nguyên liệu giấy”. Đề tài do UBND tỉnh Phú Thọ quản lí năm 2006 - 2008, đã nghiệm thu đạt loại Khá.
+ “Xây dựng mô hình xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất lúa an toàn và góp phần giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương”. Đề tài do UBND tỉnh Hải Dương quản lí năm 2009 - 2010, đã nghiệm thu, đạt loại xuất sắc.
+ “Ứng dụng chế phẩm vi sinh Biomix-RR chế biến rơm rạ thành phân hữu cơ tại đồng ruộng bón cho cây trồng nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững tại tỉnh Hòa Bình”. Đề tài do UBND tỉnh Hòa Bình quản lí năm 2010 - 2011, đã nghiệm thu, đạt loại xuất sắc.
Được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen về sáng tạo trong KHCN năm 2008.
Cúp vàng – Giải nhất giải thưởng sáng tạo KHCN-VIFOTECH năm 2006.
Huy chương bạc – Triển lãm sáng tạo Quốc tế lần thứ 4 tại Seoul – Hàn Quốc.
Cúp vàng hội chợ công nghệ Techmart năm 2003, 2005.
3. Sản phẩm của công nghệ
- Các chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm sinh học Biomix-RR. Chế phẩm sinh học Biomix-RR được sản xuất theo TCCS sô 04:2007/BIO có hiệu lực từ ngày 19/11/2007.
4. Phương thức chuyển giao
Kinh phí: Thỏa thuận
Quy mô: 10.000 tấn/năm
Phương thức chuyển giao: Chuyển giao sản phẩm để ứng dụng tại địa phương
Các điều kiện để công nghệ được áp dụng:
Nhân lực: trong đó kỹ sư, KTV:
Công nhân:
Năng lượng: Ðiện, Khí đốt, dầu
Nhà xưởng, đất đai: 3.000 m2
5. Các đơn vị đã được chuyển giao và áp dụng công nghệ
Đã chuyển giao trên địa bàn cả nước
Chia sẻ:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
- Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
- Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON
- Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
- Công nghệ sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng Fito – Humat
- Công nghệ sản xuất và ứng dụng đồng bộ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao (BIOF) và xử lý nước ao
- Công nghệ sản xuất các chế phẩm tăng năng suất cây trồng
Công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học nhằm bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tổng số truy cập: 5927804
Đang online: 1