Categories: Công nghệ chuyển giao Date: 28 / 12 / 2012 - 00:30:51 Title: Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trungTên công nghệ, sản phẩm: Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tên công nghệ, sản phẩm: Công nghệ sử dụng chế phẩm Bio - Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung
Tác giả: Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON
Tổ chức KH&CN
Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON
Lĩnh vực: Lĩnh vực chăn nuôi
Mô tả sản phẩm/qui trình công nghệ và khả năng ứng dụng vào thực tiễn:
1. Mô tả tóm tắt công nghệ
Phân thải trong quá trình chăn nuôi được thu gom riêng và xử lý bằng chế phẩm sinh học Biomix-1 nhằm giảm mùi hôi thối phát tán ra môi trường xung quanh, dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón sinh học.
Hỗn hơn bao gồm phân thải và nước thải được xử lý bằng chế phẩm sinh học Biomix-1 và chế phẩm Biomix-2, cặn thải thu được dùng làn nguyên liệu cho sản xuất phân bón sinh học, còn phần nước thải loãng được xử lý cùng với nước thải trong quá trình rửa chuồng nuôi. Tại đây, nước thải được xử lý bằng chế phẩm Biomix-2 đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường, phần cặn lắng còn lại được dùng làn nguyên liệu cho sản xuất phân bón sinh học.
Nguyên liệu cho sản xuất phân bón HCVS thu được sau khi xử lý sẽ được dùng làm phân bón theo quy trình sau:
Quy trình sản xuất phân bón PHHCVS Fitohoocmon:
2. Xuất xứ, tính khoa học và pháp lý của công nghệ
Công nghệ sản xuất sử dụng chế phẩm Bio-Mix của Fitohoocmon trong sản xuất phân bón sinh học từ phân thải chăn nuôi tập trung được hình thành từ các đề tài:
+ “Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây mía từ phế thải và phụ phẩm của sản xuất mía đường”. Thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước “Phát triển Công nghệ sinh học” KC.04. Đã nghiệm thu đạt 38,5/40 điểm.
+ Ứng dụng công nghệ FITOHOOCMON để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn vỏ cây và phế thải của nguyên liệu làm giấy để bón cho cây nguyên liệu giấy”. Đề tài do UBND tỉnh Phú Thọ quản lí năm 2006 - 2008, đã nghiệm thu đạt loại Khá.
+ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ FITOHOOCMON để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải hữu cơ và phân thải chăn nuôi tại Hải Dương”. Thuộc Chương trình KHCN năm 2006 của tỉnh Hải Dương. Đã nghiệm thu đạt loại Khá.
+ “Xử lý môi trường phân thải của các trang trại chăn nuôi tập trung tại Hà Tây để sản xuất phân bón vi sinh”. Đề tài của UBND thành phố Hà Nội năm 2008 – 2009, đã nghiệm thu đạt loại Khá.
Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh FITOHOOCMON đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích sô HI-0201 ngày 15/06/1998. Tác giả: TS. Lê Văn Tri – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón FITOHOOCMON.
Được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen về sáng tạo trong KHCN năm 2008.
Cúp vàng – Giải nhất giải thưởng sáng tạo KHCN-VIFOTECH năm 2006.
Huy chương bạc – Triển lãm sáng tạo Quốc tế lần thứ 4 tại Seoul – Hàn Quốc.
Cúp vàng hội chợ công nghệ Techmart năm 2003, 2005.
3. Sản phẩm của công nghệ
- Các chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm sinh học Bio-Mix
Chế phẩm sinh học Bio-Mix 1 được sản xuất theo TCCS sô 02:2007/BIO có hiệu lực từ ngày 19/11/2007.
Chế phẩm Bio-Mix 2: được sản xuất theo TCCS sô 03:2007/BIO có hiệu lực từ ngày 19/11/2007.
Phân PHHCVS Fitohoocmon nằm trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam” của NXB Nông nghiệp năm 2006. Bao gồm các sản phẩm sau:
Phân bón FITO, N-P-K: 3-2-2
Phân bón FITO, N-P-K: 1-2-1
Phân bón FITO, N-P-K: 5-1-5
Phân bón FITO, N-P-K: 5-2-3
Phân bón FITO, N-P-K: 2-3-2
Phân bón FITO, N-P-K: 11-1-8
Phân bón FITO, N-P-K: 7-3,5-7
Phân bón FITO, N-P-K: 6,5-4-7
Phân bón FITO bón lót, HC: 15%
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 9-3-6
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 6-2-4
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 5-2-3
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 4-2-3
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 2-3-2
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 7-3,5-7
Phân bón FITO-LAM SƠN, N-P-K: 6,5-4-7
Phân bón FITO-LAM SƠN, bón lót HC: 15%
Phân bón FITO-CON DÊ, N-P-K: 3-3-3
Phân bón FITO-CON DÊ, N-P-K: 1-3-1
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 0-3-0
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 1-3-1
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 3-3-3
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 3-3-8
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 5-3-5
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 4-2-3
Phân bón FITO-VINACAFE, N-P-K: 4-2-2
Phân bón FITO-VINACAFE, bón lót HC: 15%
4. Phương thức chuyển giao
Kinh phí: Thỏa thuận
Quy mô: 10 - 20.000 tấn/ năm
Phương thức chuyển giao: Chuyển giao sản phẩm để ứng dụng tại địa phương
Chuyển giao để sản xuất sản phẩm
Các điều kiện để công nghệ được áp dụng:
Nhân lực: trong đó kỹ sư, KTV: Công nhân:
Năng lượng: Ðiện Khí đốt, dầu
Nhà xưởng, đất đai: 3.000 m2
5. Các đơn vị đã được chuyển giao và áp dụng công nghệ
- Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Cổ Đông – Sơn Tây – Hà Nội.
- Nhà máy phân bón Việt Séc – Cẩm Giàng – Hải Dương.
- Công ty TNHH An Sinh – Thanh Hóa.
Có thể bạn quan tâm:
- Những loại rau mầm được người tiêu dùng ưa thích
- Rau mầm thương hiệu Biogroup