Categories: Tin tức
      Date: 23 / 12 / 2010 - 15:22:48
     Title: 'Hỗ trợ phát triển hoạt động tạo ra, đăng kí bảo hộ, khai thác sáng chế'
Vào hồi 9h hôm nay, Báo Đất Việt phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện buổi giao lưu trực tuyến nhằm giúp độc giả cũng như các tổ chức kinh doanh có thêm thông tin về công tác "Hỗ trợ phát triển hoạt động tạo ra, đăng kí bảo hộ, khai thác sáng chế".


Vào hồi 9h hôm nay, Báo Đất Việt phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện buổi giao lưu trực tuyến nhằm giúp độc giả cũng như các tổ chức kinh doanh có thêm thông tin về công tác "Hỗ trợ phát triển hoạt động tạo ra, đăng kí bảo hộ, khai thác sáng chế”.

Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm:

- Ông Tạ Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ
- Ông Nguyễn Đình Đức, Phó giáo sư - TSKH, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ông Lê Văn Tri, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ sinh học-Fiohoocmon
- Ông Lê Xuân Thảo, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ VIFOTEC

Các vị khách mời đã có mặt tại Tòa soạn và sẵn sàng giao lưu cùng độc giả. Quý vị có thể tiếp tục gửi câu hỏi bằng cách gõ vào ô bên phải.

Dưới đây là nội dung buổi giao lưu:


Các vị khách mời và Phó Tổng Biên tập báo Đất Việt tại Tòa soạn.

-Theo ông, vấn đề “đăng kí bảo hộ, khai thác sáng chế” tại VN trong thời gian vừa qua như thế nào? - (Trần Văn Tuấn, 35 tuổi, Nam, Cầu Giấy - Hà Nội)

- Ông Tạ Quang Minh - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ: Trong thời gian qua, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc đăng kí sáng chế. Tỷ lệ đơn đăng kí sáng chế, giải pháp hữu ích của người Việt Nam chiếm 12,9%, trong khi đó tỷ lệ bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích của người Việt Nam là 9,9%. Xét về tổng thể, tỷ lệ đơn và bằng độc quyền đã tăng ổn định trung bình khoảng 7 - 10% một năm. So sánh với nước có trình độ phát triển tương đương như Philippines thì VN đã đuổi kịp và vượt đáng kể.

- Ông nghĩ sao về chính sách và điều kiện làm việc để khuyến khích những nhà khoa học trẻ phát triển của nhà nước ta hiện nay? - (Huỳnh Ngọc Ba, 38 tuổi, Nam , Hà Nội)

- Ông Lê Văn Tri - TGĐ Công ty Cổ phần công nghệ sinh học-Fiohoocmon: Việc tạo điều kiện để các nhà khoa học trẻ phát triển là chủ trương và chính sách rất lớn của nhà nước, song để thực hiện và áp dụng được trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nhiều cán bộ khoa học trẻ học trong nước  hoặc ở nước ngoài, đsau một thời gian làm việc trong nước phải bỏ đi nước ngoài. Ngược lại, có một số cán bộ tu nghiệp ở nước ngoài thành tài về VN phục vụ nhưng sau một thời gian cũng phải bỏ đi. Như vậy, việc thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước về vấn đề sử dụng nhân tài là vấn đề nhạy cảm và khó khăn. Nhưng đồng thời, tôi cũng phải nói với cán bộ trẻ có năng lực là hãy biến những chủ trương chính sách của nhà nước thành hiện thực, làm hết sức mình và tận dụng mọi cơ hội có được hiện nay của đất nước mà hồi trai trẻ chúng tôi không có cơ hội đó. Khi học nước ngoài về nước, chúng tôi chỉ biết phục vụ và phục vụ.

- Có nhiều ý kiến cho rằng: “Các sáng tạo của các nhà khoa học hiện nay ít mang tính thiết thực gắn với đời sống người dân”. Ông nghĩ sao về quan điểm này? - (Mai Thị Hương, 44 tuổi, Nữ, Phủ Lý - Hà Nam)

- Ông Lê Xuân Thảo - Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC): Ý kiến này chưa hoàn toàn đúng, bởi vì nếu không có những sáng tạo của các nhà khoa học - công nghệ Việt Nam thì không thể có việc chúng ta có dư lượng lúa gạo để xuất khẩu trên 6 triệu tấn như năm nay. Ngoài ra, các công nghệ sản xuất, chế tạo tàu thủy ngang với công nghệ chế tạo của khu vực. Qua thực tiễn gần 20 năm tổ chức Hội thi sáng tạo và giải thưởng sáng tạo  khoa học - công nghệ (KH - CN) VN, chúng tôi thấy nhiều công nghệ được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ điều này mà tăng trưởng GDP của VN bình quân tăng trưởng trong 20 năm nay là trên 7%. Tuy nhiên, cũng có một số công trình khoa học chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Có thể là do chọn đề tài chưa chuẩn xác hoặc do thiếu kinh phí để triển khai, ứng dụng, hoặc cơ chế, chính sách chưa khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng KH - CN.

- Hiện nay trong trường ĐH Công nghệ có đưa vấn đề sở hữu trí tuệ  (SHTT) vào chương trình giảng dạy chính không thưa ông? Cụ thể là môn học nào?  Nội dung chính của môn học là gì? - (Đặng Hùng Võ, 23 tuổi, Nam , Hà Nội)

Ông Nguyễn Đình Đức, Phó giáo sư - TSKH, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội: Hiện nay trong trường ĐH Công nghệ có giảng dạy môn SHTT và chuyển giao công nghệ cho SV trong chương trình đào tạo theo nhiệm vụ chiến lược (theo chương trình tiên tiến đáp ứng chuẩn Quốc tế). Nội dung môn học bao gồm các khái niệm cơ bản về quyền SHTT, các thủ tục đăng ký xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ.

- Tôi mất 3 năm để nghiên cứu làm ra được một cửa cuốn mới, tôi rất lo bị mất bản quyền, xin ông cho biết tôi phải làm gì? Ai có thể giúp tôi làm việc đó? - (Nongdanvietnam, 45 tuổi, Nam , Nam Định)

- Ông Lê Xuân Thảo: Tôi xin chúc mừng ông đã nghiên cứu thành công được cửa cuốn mới. Và lo lắng của ông là chính đáng. Ông có thể nộp đơn trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký sáng chế, hoặc kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu hàng hóa để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho mình càng sớm càng tốt. Trong trường hợp ông không thể tự mình đi đăng ký được thì có thể thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp giúp đỡ ông các thủ tục để đăng ký, ví dụ như INVENCO.

- Nhà trường có những chính sách nào để hỗ trợ giảng viên – sinh viên tham gia  nghiên cứu khoa học (NCKH) và đăng ký bảo hộ cho công trình nghiên cứu? - (Bùi Văn Quang, 36 tuổi, Nam, Tam Đường - Lai Châu)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Nhà trường ưu tiên giao các đề tài NCKH cho các tiến sĩ và giảng viên trẻ. Khuyến khích, động viên và hỗ trợ phong trào sinh viên NCKH hàng năm. Có chính sách hỗ trợ để các tiến sĩ trẻ có thể đi tu nghiệp thời gian ngắn ở nước ngoài. Hỗ trợ một phần kinh phí tham gia hội nghị hội thảo quốc tế, trong nước.

Về các hoạt động hỗ trợ đăng kí SHTT, Nhà trường đã gặp từng nhóm nghiên cứu, lắng nghe những đề xuất, kiến nghị cũng như những kết quả tiêu biểu của từng nhóm. Trên cơ sở đó, chúng tôi chia làm 3 nhóm để hỗ trợ như sau:

1. Nhóm đã có sản phẩm hoặc công nghệ phẩm hoàn chỉnh: Nhà trường hỗ trợ kinh phí và liên hệ với Cục SHTT để giúp tác giả hoàn thiện hồ sơ đăng kí SHTT.

2. Nhóm đã có sản phẩm hoặc công nghệ khả thi nhưng cần phải đóng gói sản phẩm để hoàn thiện: Nhà trường cùng tác giả đề xuất xây dựng các đề tài, dự án để trong thời gian ngắn các tác giả có kinh phí hoàn thiện sản phẩm.

3. Nhóm nghiên cứu mạnh và có tiềm năng: Đầu tư cùng với các tác giả xây dựng các đề tài, dự án dài hơi (2 - 3 năm với mục tiêu là các sản phẩm đầu ra khả thi).

Nhìn chung, với tất cả hoạt động trên, Nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với Cục SHTT tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để hướng dẫn cho cán bộ giảng viên, các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh, các nhà quản lý... tthực hiện hủ tục đăng kí SHTT ở VN.

Trong năm 2010, trường đã phối hợp cùng Cục SHTT và tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) mở một lớp tập huấn về SHTT cho các cán bộ nghiên cứu của các đơn vị trong toàn ĐH Quốc gia HN.

- Tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng khi lộ ra thì bị người ta lấy mất, tôi được biết ý tưởng không được bảo hộ sáng chế? Xin ông cho lời khuyên có cách nào giúp tôi bảo hộ ý tưởng của tôi? - (Hưng Bá, 45 tuổi, Nam , nguyenhungba@yahoo.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Trên thế giới chưa có nước nào bảo hộ ý tưởng cả. Ngay ở Việt Nam cũng như vậy. Do vậy, ý tưởng của ông nên sáng tạo thành hiện thực là sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp ... Hoặc ông có thể đến gặp các đại diện sở hữu công nghiệp để xin tư vấn về cách làm cụ thể.

- Trong trường hợp, một cá nhân nào đó muốn giữ bí mật sáng chế để có những dự định phát triển, chiếm được ưu thế cạnh tranh trong tương lai, mà vẫn muốn đăng kí bảo hộ sáng chế các sản phẩm bước đầu của mình thì có được không? - (Nguyễn Hoàng Nam, 40 tuổi, Nam, Sơn La)

- Ông Tạ Quang Minh: Không được. Bạn có thể chỉ được lựa chọn hoặc giữ bí mật sáng chế để được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh hoặc đăng kí bảo hộ sáng chế với Cục Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp đăng kí bảo hộ sáng chế, bạn buộc phải bộc lộ đầy đủ sáng chế của mình trong đơn đăng kí và sáng chế đó sẽ được công bố công khai theo quy định của pháp luật.

Hiện công ty tôi đang đứng tên là chủ bằng độc quyền sáng chế mà tôi là người trưc tiếp tạo ra trong quá trình làm việc của mình tại công ty. Việc khai thác sáng chế đó mang lại lợi ích rất lớn do tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu và nhân lực. Tuy nhiên, ngoài việc được tuyên dương về thành tích sáng tạo trước toàn công ty, tôi không được công ty trả bất kỳ khoản tiền nào. Tôi cảm thấy bất công vì công sức lao động sáng tạo của mình không được đối xử thoả đáng. Tôi xin hỏi pháp luật có điều khoản nào cho phép tôi được đòi hỏi quyền lợi của mình không? - (Hoàng Anh Nguyễn, 45 tuổi, Nam , hanguyen@gmail.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Xin hoan nghênh ông vì đã có sáng chế được cấp văn bằng độc quyền. Nhưng tôi chưa rõ bằng độc quyền có chủ sở hữu là công ty hay là đứng tên ông? Nếu là đứng tên công ty và ông là tác giả sáng chế, thì theo Luật sở hữu trí tuệ, công ty áp dụng sáng chế đó thì phải trả thù lao cho tác giả sáng chế bằng 10% lợi nhuận thu được. Nếu công ty không trả thù lao cho ông thì ông có quyền khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án để giải quyết quyền lợi cho ông.

- Xin cho tôi hỏi, nếu tôi có 1 sáng chế tiếp thu từ sáng chế khác, có những cải tiến để tạo nên sự khác biệt bao nhiêu % thì sẽ được công nhận là sáng chế mới độc lập so với sáng chế kia? - (Phạm Quốc Huy, 35 tuổi, Nam , Phú Nhuận, TP.HCM)

- Ông Tạ Quang Minh: Sự khác biệt không thể đánh giá bằng %. Nếu sáng chế của bạn được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác thì sáng chế đó phải có những dấu hiệu mới, khác biệt so với các dấu hiệu của sáng chế cơ sở. Cùng với các dấu hiệu mới đó, sáng chế của bạn tạo ra phải đáp ứng yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp thì mới được bảo hộ.

- Đăng ký sáng chế là gì?Việc đăng ký sáng chế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, tập thể tạo ra sản phẩm? - (Nguyễn Hương Giang, 23 tuổi, Nữ , Đại Học KHXHNV)

- Ông Tạ Quang Minh: Đăng kí sáng chế là việc tổ chức cá nhân thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền đối với sáng chế của mình. Việc đăng kí sáng chế sẽ mang lại cho cá nhân, tổ chức độc quyền trong một thời hạn nhất định (20 năm đối với bằng độc quyền sáng chế, hoặc 10 năm đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích). Trong thời gian này, tổ chức, cá nhân là chủ bằng độc quyền có cơ hội khai thác (sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng) sáng chế để thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo, sản xuất, kinh doanh...

- Những sản phẩm như thế nào thì có thể làm đơn đăng ký sở hữu trí tuệ? - (Đinh Thị Hương, 34 tuổi, Nữ, Hòa Bình)

- Ông Tạ Quang Minh: Những sản phẩm có thể được đăng kí sở hữu trí tuệ (ở đây cụ thể là sáng chế) là sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ: dụng cụ máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện... hoặc dưới dạng chất thể như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm... hoặc dưới dạng vật liệu sinh học như gene, thực vật/động vật biến đổi gene... Ngoài ra, hình dáng bên ngoài của sản phẩm có thể đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

- Nghiên cứu nào là tiêu biểu? Ý nghĩa KT - XH? Hướng triển khai như thế nào? Được biết, nhà trường đã đưa vào giảng dạy ngành Công nghệ vũ trụ, vậy định hướng đào tạo và nghiên cứu trong ngành này là gì? - (Khánh Mai, 34 tuổi, Nam , Huế)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Hiện nay, một trong những nghiên cứu tiêu biểu của trường có thể kể ra là thiết kế, chế tạo máy phát công suất cao, băng thông rộng, siêu cao tần nhận biết chủ quyền quốc gia của PGS.TS Bạch Gia Dương. Đây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước. ĐH Quốc gia HN và ĐH Công nghệ có hỗ trợ để đăng ký sáng chế, đồng thời hỗ trợ đề tài để tác giả hoàn thiện nghiên cứu và mở rộng những ứng dụng khác theo nguyên lý này.

- Có nhiều ý kiến cho rằng: “Các sáng tạo của các nhà khoa học hiện nay ít mang tính thiết thực gắn với đời sống người dân”. Ông nghĩ sao về quan điểm này? - (Mai Thị Hương, 44 tuổi, Nữ , Phủ Lý - Hà Nam)

- Ông Lê Xuân Thảo - Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC): Ý kiến này chưa hoàn toàn đúng, bởi vì nếu không có những sáng tạo của các nhà khoa học - công nghệ Việt Nam thì không thể có việc chúng ta có dư lượng lúa gạo để xuất khẩu trên 6 triệu tấn như năm nay. Ngoài ra, các công nghệ sản xuất, chế tạo tàu thủy ngang với công nghệ chế tạo của khu vực. Qua thực tiễn gần 20 năm tổ chức Hội thi sáng tạo và giải thưởng sáng tạo KH - CN VN, chúng tôi thấy nhiều công nghệ được áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ điều này mà tăng trưởng GDP của VN bình quân tăng trưởng trong 20 năm nay là trên 7%. Tuy nhiên, cũng có một số công trình khoa học chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Có thể là do chọn đề tài chưa chuẩn xác hoặc do thiếu kinh phí để triển khai, ứng dụng, hoặc cơ chế, chính sách chưa khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng KH - CN.

Ông Lê Văn Tri - Khuyến khích sáng tạo trong giới trẻ là một điều rất cần thiết. Theo ông, việc sáng tạo trong giới trẻ hiện nay như thế nào? Về phía nhà trường, đã có những ưu tiên gì cho những nhà khoa học trẻ. - (Bách Tùng, 40 tuổi, Nam,Thành Đoàn TP.HCM) - Ông Nguyễn Đình Đức: Hiện nay ĐH Công Nghệ thực hiện lộ trình phát triển theo định hướng ĐH nghiên cứu tiên tiến, tích hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học (KH) và thông qua nghiên cứu KH để đào tạo chất lượng cao và trình độ cao. Hiện nay, có phong trào SV nghiên cứu KH. Ngay từ năm thứ 3, SV đã chọn hướng nghiên cứu của thầy và đi theo hướng nghiên cứu đó. Có nhiều SV của trường ĐH Công nghệ đã nhận được giải thưởng SV nghiên cứu khoa học cấp ĐH Quốc gia HN và cấp Bộ GD - ĐT. Đặc biệt là các nghiên cứu sinh và học viên cao học trẻ, việc nghiên cứu KH là bắt buộc. Trong số đó, có nhiều nghiên cứu sinh đã có những công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế và thực hiện những luận án, luận văn có chất lượng cao.

Tôi đánh giá, hiện nay việc nghiên cứu KH đã trở thành một nhận thức rõ ràng, là một hoạt động hữu cơ gắn bó mật thiết với các nhà KH trẻ. Trí tuệ cũng như sức sáng tạo của nhà KH trẻ là rất tốt. Nhà trường đã tạo điều kiện giao đề tài cho các tiến sĩ, giảng viên trẻ, các chính sách hỗ trợ cán bộ KH trẻ và nghiên cứu sinh học viên cao học tham gia hội thảo, hội nghị KH trong và ngoài nước; hỗ trợ SV tham gia nghiên cứu KH về kinh phí và cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm trong nhà trường.

- Đăng ký sáng chế là gì? Việc đăng ký sáng chế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, tập thể tạo ra sản phẩm? - (Nguyễn Hương Giang, 23 tuổi, Nữ, Đại Học KHXHNV)

- Ông Tạ Quang Minh: Đăng kí sáng chế là việc tổ chức cá nhân thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền đối với sáng chế của mình. Việc đăng kí sáng chế sẽ mang lại cho cá nhân, tổ chức độc quyền trong một thời hạn nhất định (20 năm đối với bằng độc quyền sáng chế, hoặc 10 năm đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích). Trong thời gian này, tổ chức, cá nhân là chủ bằng độc quyền có cơ hội khai thác (sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng) sáng chế để thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo, sản xuất, kinh doanh...

- Tôi mất 3 năm để nghiên cứu làm ra được một cửa cuốn mới, tôi rất lo bị mất bản quyền, xin ông cho biết tôi phải làm gì? Ai có thể giúp tôi làm việc đó? (Nongdanvietnam, 45 tuổi, Nam , Nam Định)

- Ông Lê Xuân Thảo: Tôi xin chúc mừng ông đã nghiên cứu thành công được cửa cuốn mới. Và lo lắng của ông là chính đáng. Ông có thể nộp đơn trực tiếp vào Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký sáng chế, hoặc kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu hàng hóa để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho mình càng sớm càng tốt. Trong trường hợp ông không thể tự mình đi đăng ký được thì có thể thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp giúp đỡ ông các thủ tục để đăng ký, ví dụ như INVENCO.

- Trong trường hợp, một cá nhân nào đó muốn giữ bí mật sáng chế để có những dự định phát triển, chiếm được ưu thế cạnh tranh trong tương lai, mà vẫn muốn đăng kí bảo hộ sáng chế các sản phẩm bước đầu của mình thì có được không? - (Nguyễn Hoàng Nam, 40 tuổi, Nam , Sơn La)

- Ông Tạ Quang Minh: Không được. Bạn có thể chỉ được lựa chọn hoặc giữ bí mật sáng chế để được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh hoặc đăng kí bảo hộ sáng chế với Cục Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp đăng kí bảo hộ sáng chế, bạn buộc phải bộc lộ đầy đủ sáng chế của mình trong đơn đăng kí và sáng chế đó sẽ được công bố công khai theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Đình Đức

- Nhà trường có những chính sách nào để hỗ trợ giảng viên – sinh viên tham gia  nghiên cứu khoa học và đăng ký bảo hộ cho công trình nghiên cứu? - (Bùi Văn Quang, 36 tuổi, Nam , Tam Đường - Lai Châu)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Nhà trường ưu tiên giao các đề tài nghiên cứu KH cho các tiến sĩ và giảng viên trẻ. Khuyến khích, động viên và hỗ trợ phong trào SV nghiên cứu KH hàng năm. Có chính sách hỗ trợ để các tiến sĩ trẻ có thể đi tu nghiệp thời gian ngắn ở nước ngoài. Hỗ trợ một phần kinh phí tham gia hội nghị hội thảo quốc tế, trong nước.

Về các hoạt động hỗ trợ đăng kí SHTT, Nhà trường đã gặp từng nhóm nghiên cứu, lắng nghe những đề xuất, kiến nghị cũng như những kết quả tiêu biểu của từng nhóm. Trên cơ sở đó, chúng tôi chia làm 3 nhóm để hỗ trợ như sau:

1. Nhóm đã có sản phẩm hoặc công nghệ phẩm hoàn chỉnh: Nhà trường hỗ trợ kinh phí và liên hệ với Cục SHTT để giúp tác giả hoàn thiện hỗ sơ đăng kí SHTT.

2. Nhóm đã có sản phẩm hoặc công nghệ khả thi nhưng cần phải đóng gói sản phẩm để hoàn thiện: Nhà trường cùng tác giả đề xuất xây dựng các đề tài, dự án để trong thời gian ngắn các tác giả có kinh phí hoàn thiện sản phẩm.

3. Nhóm nghiên cứu mạnh và có tiềm năng: Đầu tư cùng với các tác giả xây dựng các đề tài, dự án dài hơi (2 - 3 năm với mục tiêu là các sản phẩm đầu ra khả thi).

Nhìn chung, với tất cả hoạt động trên, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với Cục SHTT tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để hướng dẫn cho cán bộ giảng viên, các nhà KH, các nghiên cứu sinh, các nhà quản lý... thủ tục đăng kí SHTT ở VN.

Trong năm 2010, trường đã phối hợp cùng Cục SHTT và tổ chức SHTT Thế giới WIPO mở một lớp tập huấn về SHTT cho các cán bộ nghiên cứu của các đơn vị trong toàn ĐH Quốc gia HN.

Khách mời tại buổi giao lưu (Anh: Trung Kiên)

- Tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng khi lộ ra thì bị người ta lấy mất, tôi được biết ý tưởng không được bảo hộ sáng chế? Xin ông cho lời khuyên có cách nào giúp tôi bảo hộ ý tưởng của tôi? - (Hưng Bá, 45 tuổi, Nam , nguyenhungba@yahoo.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Trên thế giới chưa có nước nào bảo hộ ý tưởng cả. Ngay ở Việt Nam cũng như vậy. Do vậy, ý tưởng của ông nên sáng tạo thành hiện thực là sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp ... Hoặc ông có thể đến gặp các đại diện sở hữu công nghiệp để xin tư vấn về cách làm cụ thể.

- Xin cho tôi hỏi, nếu tôi có 1 sáng chế tiếp thu từ sáng chế khác, có những cải tiến để tạo nên sự khác biệt bao nhiêu % thì sẽ được công nhận là 1 sáng chế mới độc lập so với sáng chế kia? - (Phạm Quốc Huy, 35 tuổi, Nam , Phú Nhuận, TP.HCM)

- Ông Tạ Quang Minh: Sự khác biệt không thể đánh giá bằng %. Nếu sáng chế của bạn được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác thì sáng chế đó phải có những dấu hiệu mới, khác biệt so với các dấu hiệu của sáng chế cơ sở. Cùng với các dấu hiệu mới đó, sáng chế của bạn tạo ra phải đáp ứng yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp thì mới được bảo hộ.

- Tôi đã nghe rất nhiều về Quỹ trong những lần trao giải thưởng về sáng tạo KH&CN, nhưng tôi chưa hiểu cụ thể hoạt động của Quỹ là gì. Ông có thể cho tôi biết thông tin này rõ hơn? Xin cảm ơn ông! - (Đinh Thị Hoàn, 29 tuổi, Nữ , Thái Bình)

- Ông Lê Xuân Thảo: Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Việt Nam (VIFOTEC) thành lập năm 1992 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch danh dự, bởi Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Bộ KH-CN, Bộ Lao động thương binh xã hội, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sáng lập. Nhiệm vụ của quỹ là hỗ trợ cho các tài năng sáng tạo trong việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ vào sản xuất đời sống, tôn vinh các nhà sáng tạo KHCN VN và tổ chức các sự kiện, hội thi, triển lãm trong nước và quốc tế.

Mỗi năm quỹ tổ chức định kỳ bốn lần hội thi giải thưởng, gồm: Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc dành cho các nhà sáng tạo là nông dân, công  nhân, thanh thiếu nhi; Giải thưởng sáng tạo KHCN VN dành cho các nhà KHCN, các viện nghiên cứu, các trường ĐH, các doanh nghiệp...; Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam dành cho sinh viên các trường ĐH; Giải thưởng sáng tạo dành cho các thanh thiếu nhi toàn quốc.

Bình quân mỗi năm quỹ VIFOTEC nhận được khoảng 2000 công trình KHCN của tất cả các thành phần nói trên và trao giải khoảng 500 công trình. Riêng năm 2010, được phép của Thủ tướng Chính phủ, quỹ VIFOTEC đã là cơ quan thường trực tổ chức thành công cuộc thi Sáng tạo trẻ quốc tế gồm 22 đoàn quốc tế, gần 400 thanh thiếu nhi là các tài năng sáng tạo đến dự cuộc thi triển lãm này, gần 250 công trình sáng tạo của các em được trưng bày. Cuộc thi đã tạo ra được giao lưu khoa học giữa thanh thiếu nhi Việt Nam với quốc tế, góp phần tăng cường hữu nghị giữa các dân tộc.

- Thưa TS, với phương pháp dùng chính những phế thải và phụ phẩm của nhà máy mía đường để sản xuất phân hữu cơ vi sinh làm phân bón cho chính cây mía. Vậy từ ý tưởng nào đưa ông đến nghiên cứu những đề tài như thế? - (Thái Ngọc, 37 tuổi, Nam , Cần Giờ- TP.HCM)

- Ông Lê Văn Tri - TGĐ Công ty Cổ phần công nghệ sinh học-Fiohoocmon: Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là sử dụng các nguồn hữu cơ có ngay trong tự nhiên, trong đó phế thải và phụ phẩm của nhà máy đường là một nguyên liệu. Trước khi sử dụng bã mía chúng tôi đã sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác như than bùn, phân gia súc, gia cầm, bã thải ngành chế biến nông lâm nghiệp... nhưng khi chương trình mía đường phát triển thì nguồn thải của ngành mía đường là nguồn thải rất lớn. Chính vì thế, nhà nước đã giao cho chúng tôi thực hiện một dự án lớn "nghiên cứu, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải và phụ phẩm ngành đường". Việc sử dụng phế thải của cây mía để làm phân bón cho cây mía xuất phát từ những ý tưởng: sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển và xử lý ô nhiễm môi trường; những nguồn dinh dưỡng có được trong bã thải là nhu cầu dinh dưỡng cho bản thân cây trồng đó; việc bổ sung các yếu tố cần thiết các nhà sản xuất có thể trực tiếp bổ sung ngay trong quá trình sản xuất. Như thế có nghĩa là sử dụng nguồn nguyên liệu thải của các cây trồng để phục vụ sản xuất thành các loại phân bón nhằm  tăng năng suất cho chính cây trồng đó sẽ mang lại hiệu quả cao. Ví dụ, vỏ cà phê có thể làm phân bón cho cây cà phê, chất thải ngành công nghiệp giấy sản xuất cho cây lâm nghiệp....

Tất nhiên, có thể sử dụng bùn bã mía, vỏ cà phê, phân gia súc gia cầm... để sản xuất ra các loại phân bón cho các loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, phải điều tra và khảo sát nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trồng, từng vùng sinh thái để tạo từng loại công thức phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng.

- Dự án VIFOTEC Thiên nông - chuyển giao công nghệ phân lân hữu cơ sinh học cụ thể là như thế nào thưa ông? đối tượng nào được hưởng lợi từ dự án này? - (Ánh Tuyết, 27 tuổi, Nữ , Hà Tĩnh)

- Ông Lê Xuân Thảo: Dự án này đã phát triển từ công nghệ phân lân hữu cơ vi sinh của Canada, được ứng dụng tại Việt Nam, do cố TS Phạm Văn Hữu, việt kiều Canada đưa về nước, đăng ký độc quyền giải pháp hữu ích từ năm 1994. Đến nay, thời hạn hiệu lực của văn bản đã chấm dứt và đã chuyển giao công nghệ cho 29 tỉnh, thành phố rất hiệu quả. Hưởng lợi của dự án này là người nông dân có được phân hữu cơ vi sinh tốt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Là một trường đại học hàng đầu về công nghệ, Ông có thể cho biết tiềm năng phát triển công nghệ Việt Nam hiện nay như thế nào? Chúng ta có những điểm mạnh và hạn chế gì? Ngành công nghệ mũi nhọn hiện nay của ta là những ngành nào? - (Phạm Thảo Trang, 34 tuổi, Nữ , Cà Mau)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Tôi xin trả lời những gì liên quan đến trường ĐH Công nghệ.

Nhà trường có tiềm năng là một trường ĐH mới, năng động đi vào những lĩnh vực KH-CN cao, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, của thời đại. Những ngành công nghệ mũi nhọn hiện nay của nhà trường là CNTT, điện tử viễn thông, công nghệ vật liệu và linh kiện Nano, công nghệ cơ điện tử, tự động hóa,...

Thế mạnh của nhà trường là trường có 65% đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ tiến sĩ, được đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới, trẻ trung, năng động, có hoài bão và trình độ chuyên môn cao, có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan KH, nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước. Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh có yếu tố hợp tác quốc tế để tiếp cận với các nghiên cứu KH hiện đại, các công nghệ cao là giải pháp đột phá của nhà trường.

Bên cạnh đó, Nhà trường còn tiên phong trong việc xây dựng mô hình liên kết trường - viện nghiên cứu - doanh nghiệp, mà đỉnh cao là thành lập các khoa, bộ môn. phòng thí nghiệm phối thuộc (do hai bên cùng đầu tư xây dựng, cùng bố trí con người và thiết bị để phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, các đề tài nghiên cứu) và qua đó để tận dụng tiềm năng và chất xám và cơ sở vật chất của các viện nghiên cứu hàng đầu của đất nước, sự ủng hộ của các doanh nghiệp.

- Khi sản xuất phân bòn hữu cơ vi sinh, ngoài phế thải và phụ phẩm mía đường là nguyên tố chính, có bổ sung thêm nguyên liệu nào nữa không? Nhằm mục đích gì? - (Dũng , 56 tuổi, Nam , Lâm Thao- Phú Thọ)

- Ông Lê Văn Tri: Khi sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, ngoài phế thải và phụ phẩm mía đường là chính, có một số nhà máy còn sử dụng thêm than bùn với một tỷ lệ nhất định để đảm bảo đủ lượng phân bón cho nhà máy. Như thế có nghĩa là, mình bùn mía cũng có thể sản xuất được phân bón cho nhà máy đường.

Ngoài nguyên liệu hữu cơ, chúng tôi còn phải bổ sung một tổ hợp vi sinh vật, trong đó: vi sinh vật xử lý mùi nhằm hạn chế mùi hôi và tăng cường quá trình lên men, vi sinh vật phân giải hữu cơ nhằm mục đích phân giải nhanh nguồn thải, chuyển nhanh thành nguồn hữu cơ hữu hiệu, nhóm vi sinh vật cố định đạm giúp cố định đạm trong vùng rễ cây mía và trong không khí, vi sinh vật phân giải lân nhằm giúp quá trình phân giải lân trong đất, giảm tỷ lệ bón đạm và lân. Ngoài các nhóm vi sinh vật nói trên, dựa theo lượng hữu cơ có trong nguyên liệu để có thể bổ sung thêm axit humic nhằm đạt tiêu chuẩn quy định về phân bón. Ngoài ra, dựa trên những phân tích về đất đai và nhu cầu dinh dưỡng về vi lượng của cây để bổ sung hỗn hợp vi lượng cho từng loại cây trồng (cây mía, cao su, cà phê, rau màu, rau mầm, lúa...) nhằm bổ sung và cân đối sự thiếu hụt các vi lượng đó trong đất.

Cuối cùng là phải bổ sung thêm hỗn hợp NPK để tạo ra phân bón phức hợp hữu cơ vi sinh. Khi dùng phân bón này, cây trồng không cần dùng các loại phân bón khác vì đã có đủ các yếu tố: hữu cơ, vi sinh, vi lượng và NPK.

- Trong trường hợp, một cá nhân muốn mua sáng chế đã được đăng kí bảo hộ thì cần phải làm gì? Liệu ý tưởng có thực sự được “an toàn” khi đã đăng kí bảo hộ? - (Vũ Văn Hùng, 56 tuổi, Nam , Tiên Lãng - Hải Phòng)

- Ông Tạ Quang Minh: Cá nhân muốn mua (quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu) sáng chế phải đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao (quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu) sáng chế với chủ sở hữu sáng chế. Trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu sáng chế thì hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu sáng chế phải được đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Ý tưởng không được bảo hộ là sáng chế. Ý tưởng phải được thực hiện dưới dạng giải pháp kỹ thuật thì mới được bảo hộ sáng chế. Trong trường hợp ý tưởng chưa được phát triển thành giải pháp kỹ thuật thì bạn cần giữ bí mật ý tưởng đó.

- Hiện nay, Quỹ có chương trình nào hỗ trợ việc đăng ký SHTT cho các sản phẩm công nghệ được giải trong các cuộc thi không thưa ông? nếu có thì là những hỗ trợ gì? - (Hương Uyên, 29 tuổi, Nữ , huonguyen2009@gmail.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Xin được trả lời là có. Theo thông tư 52 ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính  thì tất cả các công trình đoạt giải thưởng, hội thi đều được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để đăng ký sở hữu trí tuệ. Cụ thể là mức đăng ký sáng chế không quá 6,5 triệu VND, 1,4 triệu VND đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp và 400.000 VND đối với quyền tác giả. Kinh phí này là được lấy từ các Sở KH - CN địa phương.

- Được biết, nhà trường đã đưa vào giảng dạy ngành Công nghệ vũ trụ, vậy định hướng đào tạo và nghiên cứu trong ngành này là gì? - (Nguyễn Hằng Hải, 33 tuổi, Nữ , Quan Hoa- Cầu Giấy- Hà Nội)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Nhà trường đã phối hợp với Viện Công nghệ vũ trụ thành lập bộ môn công nghệ hàng không vũ trụ và đang đào tạo chuyên ngành công nghệ vũ trụ trong ngành cơ học kỹ thuật.

Mục tiêu là đào tạo các kỹ sư theo chuyên ngành công nghệ vũ trụ, góp phần đáp ứng các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ của đất nước. Đặc biệt, liên quan đến các vấn đề KH và công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ.

Tại hội nghị đầu tháng 12 vừa qua của Hội đồng khoa học đào tạo khoa cơ học kỹ thuật và tự động hóa đã thống nhất đề xuất Nhà trường để xây dựng chương trình đào tạo ngành công nghệ vũ trụ tại trường.

- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ về phần mềm, giáo trình trong nhà trường hiện nay như thế nào? - (Mạnh Đồng, 32 tuổi, Nam , Từ Liêm- Hà Nội)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Hiện nay, trong tất cảc hoạt động, Nhà trường đang thực hiện và tuân thủ các luật SHTT. Ngoài ra, để triển khai công tác SHTT tại trường, Nhà trường tổ chức một bộ phận chuyên môn theo dõi, quản lý và tư vấn hỗ trợ cho các hoạt động SHTT của trường.

- Tại Việt Nam, rất nhiều người nông dân là những nhà phát minh, sáng chế ra các sản phẩm gần gũi và hữu ích với người dân. Ông nghĩ sao về vấn đề này? Chúng ta cần có những giải pháp gì để khuyến khích người dân. (Nguyễn Tiến Chiến, 47 tuổi, Nam , Hoàng Mai- Hà Nội)

- Ông Tạ Quang Minh: Đây là điều đáng mừng vì hoạt động sáng tạo được bắt nguồn từ thực tế cuộc sống nhằm tạo ra những sản phẩm gần gũi, hữu ích với người dân. Để khuyến khích hoạt động sáng tạo này, chúng ta đã có những biện pháp khuyến khích cụ thể: công nhận, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với những sáng tạo; khuyến khích thúc đẩy hoạt động sáng tạo thông qua việc tổ chức các hội thi, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, trong đó có hỗ trợ kinh phí, phương pháp luận cho việc đăng kí bảo hộ, khai thác, bảo vệ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả sáng tạo.

- Năng suất cây trồng khi bón phân hữu cơ do công ty sản xuất cho năng suất như thế nào? Khả năng kháng bệnh và giá thành của phân bón vi sinh có gì khác so với các loại phân bón khác không? - (Quảng Nam, 61 tuổi, Nam , Quảng Nam)

- Ông Lê Văn Tri: Năng suất cây trồng khi bón phân phức hợp hữu cơ vi sinh do công ty Fiohoocmon quản lý công nghệ tại các cơ sở sản xuất trong nước đều đem lại năng suất cao do phân bón tạo ra phù hợp với cây trồng và từng vùng sinh thái cụ thể, tạo cho cây trồng phát triển tốt, hấp thụ được dinh dưỡng cao.

Vì trong phân bón có tổ hợp vi sinh vật hữu ích, có khả năng tạo ra kháng sinh đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh khác. Do vậy, việc sử dụng phân bón Fitohoocmon sẽ phòng và hạn chế được bệnh.

Giá thành phân bón thì bao giờ cũng thấp hơn giá các phân bón cùng loại được vận chuyển từ nơi khác tới do công nghệ sản xuất sử dụng nguồn thải tại chỗ nên tiết kiệm chi phí.

- Xin ông cho biết, cần những điều kiện gì để được hưởng hỗ trợ học bổng cho các tài năng trẻ? quỹ này được áp dụng cho đến bậc học nào thưa ông? : Cần những điều kiện gì để được hưởng sự hỗ trợ đó? - (Lê Huyền, 45 tuổi, Nam , Hậu Giang)

- Ông Lê Xuân Thảo: Quỹ VIFOTEC hiện nay không có chương trình hỗ trợ học bổng thường xuyên mà chỉ có hỗ trợ trên cơ sở đề nghị của các trường ĐH. Ngoài ra, nếu được giải nhất giải thưởng của VIFOTEC đối với sinh viên và giải thưởng sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục Đào tạo thì có thể đề nghị Bộ Giáo dục xem xét để trao học bổng đi học ở nước ngoài.

- Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, có gây ô nhiễm môi trường không và việc xử lí như thế nào? - (Xuân Diệu, 46 tuổi, Nam , Móng Cái Quảng Ninh)

- Ông Lê Văn Tri: Quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh không gây ô nhiễm môi trường do tất cả các nguồn thải đã được xử lý tại nguồn và được sử dụng triệt để và sản xuất phân bón. Vì thế, trên thực tế, không cần có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nào bổ sung. Nguồn nước thải chủ yếu là nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh của cán bộ công nhân viên.

- Theo ông, vấn đề đăng ký SHTT hiện có được coi trọng ở các trường ĐH không>? Ví dụ, ở ĐH công nghệ Hà Nội, lãnh đạo trường có quan điểm thế nào về vấn đề này? Trường hiện có khó khăn gì trong việc thực hiện đăng ký SHTT cho các công trình nghiên cứu từ kinh phí của trường hoặc từ kinh phí do Nhà nước cấp (Bộ KH - CN; ĐH Quốc gia Hà Nội)? - (Trần Van Thành, 28 tuổi, Nam , vanthanh78@gmail.com)

- Ông Nguyễn Đình Đức: Theo tôi, hiện nay các trường ĐH của VN đã và đang quan tâm đến vấn đề SHTT, đặc biệt ĐH Quốc gia HN, trong đó có trường ĐH Công nghệ.

Như tôi đã nói ở trên, về các giải pháp hỗ trợ đăng kí SHTT của nhà trường, lãnh đạo nhà trường quan tâm, các nhà KH cũng đã nhận thức được rất rõ ràng tầm quan trọng của SHTT. Khó khăn hiện nay của trường về việc đăng kí này là các nhà KH cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, đồng thời thủ tục xác lập quyền SHTT tương đối mất thời gian.

- Tôi là người dân thường, không làm việc trong một cơ quan nhà nước nào cả. Nếu tôi có công trình nghiên cứu và muốn đưa đi tham gia giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) thì tôi phải chuẩn bị hồ sơ thế nào? Liên hệ và nộp hồ sơ ở đâu? - (Thanh Lê, 34 tuổi, Nữ , Hưng Yên)

- Ông Lê Xuân Thảo: Giải thưởng sáng tạo KH - CN VN mở rộng chào đón những ai tham gia giải thưởng, không kể là người dân hay nhà khoa học. Vì vậy, nếu chị có công trình nghiên cứu khoa học và muốn tham gia giải thưởng thì gặp liên hiệp hội địa phương, nơi chị cư trú để nhận các mẫu tờ khai hoặc vào trang vifotec.vn để tìm hiểu thông tin. Trong trường hợp ở địa phương chị chưa có Liên hiệp hội khoa học thì chị liên hệ với Sở KHCN.

- Tôi muốn chuyển nhượng quyền đăng ký SHTT trong thời gian đang đăng ký thì có được không? Nếu được phải làm như thế nào? Và có bị xem hồ sơ bắt đầu lại từ đầu không? - (Mạnh Tiến, 40 tuổi, Nam , Bắc Cạn)

- Ông Tạ Quang Minh: Bạn có thể chuyển giao đơn đăng ký đã nộp cho người khác. Để làm được điều đó bạn cần phải có hợp đồng bằng văn bản với bên nhận đơn đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ. Thủ tục xem xét đơn vẫn được tiếp tục mà không phải bắt đầu lại từ đầu.

- Cho tôi hỏi các công trình nghiên cứu sau khi đoạt giải VIFOTEC thì được hỗ trợ thế nào để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? - (Ngọc Sơn, 43 tuổi, Nam , Long An)

- Ông Lê Xuân Thảo: Theo thông tư 52 ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính  thì tất cả các công trình đoạt giải thưởng, hội thi đều được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để đăng ký sở hữu trí tuệ. Cụ thể là mức đăng ký sáng chế không quá 6,5 triệu VND, 1,4 triệu VND đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp và 400.000 VND đối với quyền tác giả. Kinh phí này là được lấy từ các Sở KH - CN địa phương.

- Khi tôi gởi hồ sơ tham dự giải VIFOTEC mà chưa đăng ký sở hữu trí tuệ cho công trình của tôi thì tính bảo mật về sáng chế của tôi thế nào? Có gì bảo đảm rằng nghiên cứu của tôi sẽ không bị sao chép? - (Văn Tú, 39 tuổi, Nam , hoangvantu1981@gmail.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Theo thể lệ của giải thưởng VIFOTEC thì ban tổ chức có trách nhiệm bảo mật cho các công trình dự thi nên người dự thi yên tâm về tính bảo mật. Tuy nhiên, nếu tác giả của giải pháp tự nhận thấy hoặc tra cứu sáng chế thấy giải pháp của mình có thể đạt trình độ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích thì chúng tôi khuyên nên làm đơn xin đăng ký sáng chế trước khi dự thi. Để làm việc đó có thể liên hệ xin tư vấn các đại diện Sở hữu công nghiệp.

- Một vấn đề hiện đang được các trường ĐH quan tâm khi đăng ký SHTT (sáng chế) cho công trình nghiên cứu từ nguồn kinh phí do trường cấp… Đó là việc phân chia quyền lợi giữa nhà nghiên cứu (người thực hiện đề tài); nhà trường (đơn vị cấp kinh phí cho nhà khoa học nghiên cứu)… Theo ông, vấn đề này nên giải quyết như thế nào vì rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền lợi khi sự phân chia không thỏa đáng?

- Ông Nguyễn Đình Đức: Về vấn đề này, ĐH Quốc gia HN sẽ có những quy định và hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cán bộ nghiên cứu, để thúc đẩy việc đăng kí sáng chế, đồng thời đảm bảo thỏa đáng quyền lợi của tác giả và nhà trường.

- Tôi đang hoàn thiện nốt phần mềm của mình và dự định mang đi đăng ký dự thi Vifotech trong năm nay. Nhưng tôi chưa hiểu tí gì về Vifotech này cả. Phần mềm trong lĩnh vực Media (cụ thể là Convert video/audio/image, chỉnh sửa video/audio, Video/Audio/Image Player -- All in one) có được mang đi tham dự không? Phần mềm của mình public trên mạng trước rồi mang đi dự thi có được không hay phải mang đi dự thi xong rồi mới được public trên mạng? Thủ tục thì cần những gì? - (Hiển, 31 tuổi, Nam , hiennguyen@yahoo.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Trước hết, giải thưởng VIFOTEC là giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, được nhiều nhà khoa học và sáng tạo trong cả nước tham gia tích cực trong 20 năm qua. Nếu bạn tham gia thì hoàn toàn có thể được, kể cả phần mềm đã đưa lên mạng, miễn là có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng rộng rãi, cao. Về thủ tục xin mời bạn vào trang vifotec.vn để tìm hiểu hoặc liên hệ số điện thoại 04. 38226419.

- Tôi nộp hồ sơ xin cấp sáng chế độc quyền và đã được chấp nhận đơn hợp lệ đến nay đã hơn 42 tháng mà vẫn chưa có bằng, cũng không có thông tin nào hơn, vậy xin cho hỏi hồ sơ của tôi đến khi nào mới được xét duyệt? ( - (Phạm Ngọc Anh Tuấn, , 38 tuổi, Nam , 243/1 Hoàng Diệu, P.8, Q.4, TP.HCM)

- Ông Tạ Quang Minh: Câu hỏi của bạn chưa đầy đủ thông tin để có thể trả lời một cách chính xác. Nếu bạn chưa nộp yêu cầu thẩm định nội dung thì đơn của bạn coi như bị rút bỏ và không được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét tiếp. Nếu bạn đã nộp yêu cầu thẩm định nội dung, bạn nên liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn - điện thoại 04. 35571843) để hỏi về tình trạng đơn của mình.

- Công nghệ sản xuất của công ty hiện đang được triển khai và áp dụng tại những đâu? Hướng phát triển trong thời gian tới của công ty là gì? - (Nam Cường, 47 tuổi, Nam , Việt Trì)

- Ông Lê Văn Tri: Công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh của Fitohoocmon đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tập trung cho các ngành chế biến đường, cà phê, cao su, cồn... Hiện nay có 65 nhà máy sản xuất, trong đó nhà máy lớn nhất phải nói đến nhà máy phân bón Lam Sơn (công ty mía đường Lam Sơn - Thanh Hóa) với công suất 50.000 tấn một năm, công ty cao su Lệ Ninh (Quảng Bình), nhà máy phân bón vi sinh (Binh đoàn 15 Bộ Quốc phòng - Gia Lai), công ty cao su Ehleo (Đắc Lắc) với công suất từ 10.000 - 20.000 tấn một năm. Ngoài ra, còn rất nhiều công ty với công suất bé hơn từ Bắc tới Nam với công suất từ 1.000 - 10.000 tấn một năm.

Trong thời gian tới, công ty Fitohoocmon đang tập trung nghiên cứu triển khai dự án lớn về sử dụng nguồn thải từ nhà máy chế biến cồn Etanol làm nguyên liệu để sản xuất phân bón cho vùng nguyên liệu sắn và các cây trồng khác tại các tỉnh Phú Thọ, Bình Phước và Quảng Ngãi. Đây là dự án hợp tác với các nhà máy sản xuất cồn Etanol thuộc Tập đoàn Dầu khí VN.

Ngoài ra, Fitohoocmon vẫn chủ trương mở rộng tổ chức sản xuất tại các nhà máy, tại các tỉnh, thậm chí ở từng huyện nhằm tận thu toàn bộ nguồn thải địa phương biến thành nguyên liệu hữu cơ hữu hiệu chăm sóc phát triển vườn cây tại địa phương để thực hiện tốt chương trình phát triển nông nghiệp bền vững của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn. Đồng thời, tạo ra công ăn việc làm và đẩy nhanh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng.

- Thực tế có không nhiều các công trình đoạt các giải thưởng khoa học được ứng dụng vào thực tế, số còn lại sau khi “lĩnh” giải xong không được triển khai nhân rộng, hoặc có triển khai cũng chỉ trong phạm vi hẹp, cầm chừng. Phần lớn giải pháp “trùm mền” này thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin, môi trường, giáo dục mầm non…xin ông cho biết nguyên nhân tại sao? - (Long Vũ, 39 tuổi, Nam , Bộ KHCN)

- Ông Lê Xuân Thảo: Ở đây phải phân biệt đối với hội thi sáng tạo toàn quốc và giải thưởng sáng tạo KH - CN VN thì hầu hết các công trình đã được áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu không thì sẽ không được giải thưởng, đó là tiêu chí bất di bất dịch. Riêng giải thưởng cho sinh viên và thanh thiếu nhi, do những điều kiện khách quan, như thiếu kinh phí, chưa có nhà tài trợ, nghiên cứu chưa hoàn chỉnh nên có thể một số công trình áp dụng còn khó khăn. Hiện nay nhà nước đang nghiên cứu cơ chế và có ươm tạo công nghệ ở Bộ KH-CN, các nhà tài năng sáng tạo trẻ có thể tìm đến Bộ tìm nguồn kinh phí hoặc thông qua các doanh nghiệp.

- Theo ông, cần có các chủ trương và chính sách gì nhằm khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân đưa ra những giải pháp khoa học ứng dụng vào thực tế nhằm cho ra những sản phẩm khoa học có giá trị cao, được ứng dụng vào đời sống, sản xuất; tiếp tục tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển? - (Phương Hoa, 46 tuổi, Nam , phuonghoa@yahoo.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Thứ nhất, Nhà nước cần thúc đẩy việc tuân thủ Luật về sở hữu trí tuệ bảo đảm quyền của người được cấp bằng độc quyền sáng chế giải pháp hữu ích. Thứ hai, có chính sách để nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học cũng như người dân trong việc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đề nghị Nhà nước, Chính phủ sớm ban hành nghị định về sáng kiến để cho những nhà sáng tạo có sáng kiến thì được hưởng lợi từ các sáng kiến của mình một cách xứng đáng. Có như vậy các nhà sáng tạo mới tích cực tham gia.

- Xin ông cho bi ết, ý nghĩa và tầm quan trọng của giải thwởng VIFOTEC với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là với giới trẻ? (sinhvienvietnam@yahoo.com, 23 tuổi, Nam , sinhvienvietnam@yahoo.com)

- Ông Lê Xuân Thảo: Giải thưởng VIFOTEC là giải thưởng có uy tín ở trong nước và quốc tế, đã được các nhà sáng tạo và nhân dân cả nước tích cực tham gia và đánh giá cao. Đặc biệt là đối với giới trẻ chúng tôi muốn tạo ra một lớp thanh thiếu nhi, sinh viên đam mê sáng tạo và trở thành những nhà sáng chế trong tương lai. Đó là cách đi chiến lược mà các nước đã từng làm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Giải thưởng sáng tạo KHCN VN và Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chúng ta đang muốn đứng trên đôi chân KHCN của chính người Việt Nam và VIFOTEC là tác nhân để tôn vinh các tài năng KH - CN của đất nước.

- Tôi là nhà nghiên cứu khoa học ở Trường đại học, nay tôi có sáng chế và tôi muốn nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế, xin ông cho biết tôi phải làm gì? liệu trong bao lâu tôi được cấp bằng độc quyền? - (Nguyễn Quang Đồng, 42 tuổi, Nam , Đại học BKHN)

- Ông Tạ Quang Minh: Đăng ký sáng chế quốc tế là thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế ở một số nước theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT). Việc nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế là nhằm giữ quyền nộp đơn ra các nước thành viên Hiệp ước PCT trong vòng 30 tháng để chủ đơn có thời gian nghiên cứu khả năng được cấp văn bằng bảo hộ, khả năng thương mại hóa của sáng chế để quyết định có nên đăng ký tại các nước đó không. 

Để nộp đơn đăng ký, ông cần chuẩn bị các tài liệu sau: 3 tờ khai, 3 bản mô tả sáng chế, giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua đại diện), tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác, tài liệu chứng minh cơ sở quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên), lệ phí nộp đơn, phí chuyển đơn, phí tra cứu sơ bộ quốc tế. Đơn đăng ký sáng chế quốc tế phải làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga.

Có thể nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ hoặc trực tiếp tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Để được cấp văn bằng bảo hộ ở một nước thành viên Hiệp ước PCT, trong vòng 30 tháng kể từ ngày ưu tiên, ông cần tiếp tục nộp đơn vào nước thành viên mà mình lựa chọn đó. Ông có thể tham khảo thêm thông tin trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: www.noip.gov.vn

- Với tư cách là một doanh nhân khoa học, ông nhận thấy chính sách của nhà nước với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học như thế nào? Ông có kiến nghị gì? - (Hồ Hà, 31 tuổi, Nam , Đà Nẵng)

- Ông Lê Văn Tri: Với tư cách là một doanh nhân khoa học, tôi thấy trong những năm gần đây, nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Cụ thể như hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học, tạo điều kiện cho các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài ứng dụng được thực hiện tại các doanh nghiệp. Cái khó chính là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lập đề tài dự án và quyết toán các đề tài khoa học. Do vậy, việc thực hiện các nghiên cứu khoa học trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi. Việc giao các đề tài nghiên cứu cho các viện, trường và các doanh nghiệp chưa được bình đẳng công khai, đặc biệt là các đề tài mang tính chất ứng dụng.

Vì thế, tôi thấy rằng cần đổi mới và bình đẳng trong việc giao các đề tài nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu khoa học, không kể các cơ sơ nhà nước cũng như các cơ sở nghiên cứu độc lập nằm trong các doanh nghiệp như hiện nay. Đặc biệt đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng có khả năng triển khai diện rộng, việc này các doanh nghiệp khoa học sẽ thực hiện tốt hơn và đem lại hiệu quả chắc chắn, bền vững cho xã hội.

- Chủ đơn có thể gọi điện cho cục SHTT để biết đơn của mình đã đến khâu nào được không? Nếu được nên gọi theo số nào? Gặp phòng nào - (Minh Cường, 27 tuổi, Nam , Sinh Viên Đại học KHTN-ĐH QGHN)

- Ông Tạ Quang